Mê tín trong đầu tư

Photo credit: loopcayman.com.

Hắc miêu thị: Thói quen đầu tư phi lý khiến giảm lợi nhuận

Nhằm chứng minh may mắn có thể được lập trình từ trước, Thế vận hội Bắc Kinh đã được khai mạc lúc 8 giờ 8 phút tối ngày 8 tháng Tám năm 2008, gợi đến (invoke) điềm tốt lành (auspicious) của số tám. Trong tiếng Trung, từ 'bát' (số tám) phát âm gần giống 'phát' (thịnh vượng). Ngược lại, 'tứ' (số bốn) nghe rất giống với 'tử' (chết), được cho là mang lại tai họa (misfortune). (Nhiều tòa nhà ở Trung Hoa nhảy thẳng từ tầng ba lên tầng năm, cũng giống như một vài tòa nhà ở phương Tây bỏ qua tầng 13.) Những điều mê tín như vậy thường được coi là đặc trưng văn hóa vô thưởng vô phạt. Tuy nhiên, chúng sẽ trở nên tai hại nếu được dùng như một nguyên tắc đầu tư.

Một công trình* gần đây nghiên cứu các niềm tin này ảnh hưởng đến thị trường tài chính như nào bằng cách kiểm tra các lệnh giới hạn (limit order, giao dịch mua bán chứng khoán ở một mức giá nhất định) trên thị trường chứng khoán Đài Loan. Các tác giả đo độ mê tín của các nhà đầu tư theo quy luật (regularity) họ chọn giá có đuôi số tám, và ráng sức (strenuous) tránh số bốn như nào. Các tổ chức và cá nhân đầu tư nước ngoài nói chung không thiên lệch (unbias) trong vấn đề này, và không có quy luật giá nào. Tuy nhiên, các nhà đầu tư trong nước, nhiều khả năng hơn 50% đặt lệnh tại giá có đuôi số tám hơn số bốn.

Sự phi lý này gây hao tiền tốn của: lợi nhuận trong ngày của nhóm (quintile) các nhà đầu tư mê tín nhất thấp hơn 0,03% so với nhóm không mê tín trong các giao dịch với giá có đuôi số tám. Tổn thất này tương đương với khoản thâm hụt hàng năm, 8,8% một năm, trùng hợp với tính toán của The Economist 's. Tránh số bốn ít thiệt hại hơn, nhưng lợi nhuận vẫn thấp hơn khoảng 2% một năm.

Thiệt hại của sự thiên lệch này còn vượt ra ngoài các giao dịch có liên quan đến các con số bốn và tám. Khi độ mê tín tăng một độ lệch chuẩn, lợi nhuận hàng ngày sẽ giảm 0,02% (tương đương 4% cả năm, một sự trùng hợp khác). Điều này cho thấy mê tín có liên quan đến các thiên lệch khác khiến giảm lợi nhuận của các nhà đầu tư một cách rộng hơn. Một vài trong số đó cũng liên quan đến số, chẳng hạn ưu tiên đầu tư đối với các số chẵn. Nghiên cứu cũng bóng gió (allude) các nhà đầu tư mê tín có 'hạn chế nhận thức tổng quát liên quan đến việc ra quyết định tài chính', cách nói ngoại giao ám chỉ họ ngu đần (nitwit).

Các nhà đầu tư nhỏ lẻ thường được cho là tự tin thái quá, ngoại suy (extrapolation) ngụy tạo (spurious) và dành ưu tiên cho những gì quen thuộc. Những thiên lệch này khiến họ dễ dàng trở thành nạn nhân (easy target) của các nhà giao dịch dùng thuật toán (algorithmic trader), hay "quants", khai thác các hành vi dễ đoán trước như vậy.

Tuy nhiên, may mắn là, các nhà nghiên cứu thấy định kiến về số này giảm (abate) theo thời gian. Có lẽ chán nản vì mất quá nhiều tiền, các nhà đầu tư Đài Loan đã rút kinh nghiệm và có xu hướng vứt bỏ sự mê tín vớ vẩn này.

Sơn Phạm
The Economist

* “Do Superstitious Traders Lose Money?” by Utpal Bhattacharya, Wei-Yu Kuo, Tse-Chun Lin and Jing Zhao, 2014, SSRN Working Paper.

Tags: china

Post a Comment

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc