Vì sao toàn cầu hóa chưa chắc giảm bất bình đẳng ở các nước nghèo?

Ha Noi People, Vietnam. Photo courtesy Nathan O'Nions.

Toàn cầu hóa đã làm cho thế giới bình đẳng hơn. Khi truyền thông liên lạc trở nên rẻ hơn và vận tải nhanh hơn, các nước đang phát triển đã thu hẹp khoảng cách với các nước giàu. Tuy nhiên, trong nhiều nền kinh tế đang phát triển, câu chuyện không hẳn màu hồng (rosy) như vậy: tình trạng bất bình đẳng ngày càng tồi tệ hơn. Hệ số Gini dùng để biểu thị độ bất bình đẳng. Số 1 tượng trưng cho sự bất bình đẳng thu nhập tuyệt đối (một người có toàn bộ thu nhập, trong khi tất cả mọi người khác không có thu nhập); số 0 tượng trưng cho sự bình đẳng thu nhập tuyệt đối (mọi người đều có cùng một mức thu nhập/ the spoils are equally divided). Tại Châu Phi hạ Sahara, hệ số Gini tăng 9% từ năm 1993 đến năm 2008. Tại Trung Hoa, hệ số này tăng 34% trong vòng hai mươi năm. Và hầu như không giảm ở nước nào cả. Liệu tình trạng tồi tệ này có liên quan gì tới toàn cầu hóa không?

Thông thường, câu trả lời của các nhà kinh tế là không. Lý thuyết cơ bản dự đoán bất bình đẳng sẽ giảm khi các nước đang phát triển tham gia thị trường toàn cầu. Lý thuyết lợi thế so sánh có thể thấy ở tất cả các sách giáo khoa nhập môn kinh tế học. Lý thuyết này cho rằng các nước nghèo sản xuất các hàng hóa đòi hỏi một lượng lớn lao động phổ thông. Các nước giàu tập trung vào các hàng hóa cần những công nhân lành nghề. Thái Lan là nước xuất khẩu gạo lớn, trong khi Mỹ là nước xuất khẩu các dịch vụ tài chính lớn nhất thế giới. Lý thuyết này giả định: khi thương mại toàn cầu tăng, sẽ có nhu cầu cao về lao động phổ thông ở các nước nghèo; trong khi ít có nhu cầu về công nhân lành nghề tại chính các quốc gia này. Với việc nhiều nhà tuyển dụng cần đến (clamor for) dịch vụ của họ, lao động phổ thông ở các nước đang phát triển được tăng lương, trong khi các công nhân lành nghề thì không. Từ đó, bất bình đẳng giảm.

Tuy nhiên, thực tế bất bình đẳng hiện nay ở các nước nghèo lại đưa ra (prompt) những lý thuyết mới. Một trong số đó nhấn mạnh tới gia công (outsourcing), khi các nước giàu chuyển một phần quá trình sản xuất sang các nước nghèo. Trái với niềm tin phổ biến, các tập đoàn đa quốc gia ở các nước nghèo thường sử dụng công nhân lành nghề và trả lương cao. Một nghiên cứu cho thấy công nhân trong các nhà máy may mặc và giày dép thuộc sở hữu nước ngoài hay thầu phụ ở Việt Nam được xếp hạng thuộc top 20% dân số theo chi tiêu hộ gia đình. Một báo cáo của OECD cho thấy các tập đoàn đa quốc gia nước ngoài trả cao hơn 40% mức lương trung bình so với các doanh nghiệp trong nước. Hơn nữa, các công nhân lành nghề thường xuyên được làm việc với các nhà quản lý từ các nước giàu, hoặc có thể phải đáp ứng thời hạn công việc của một công ty hiệu quả ở nước giàu. Điều này có thể dẫn đến tăng năng suất. Năng suất cao hơn nghĩa là tiền lương cao hơn. Ngược lại, lao động phổ thông, hoặc những người nghèo ở nông thôn, thường không có cơ hội như vậy. Năng suất của họ không tăng. Vì những lý do này, toàn cầu hóa có thể làm tăng lương của người lao động có tay nghề cao, trong khi hạn chế (crimp) thu nhập của những người không có tay nghề. Kết quả là bất bình đẳng cao hơn.

Các lý thuyết kinh tế khác cũng giải thích vì sao bất bình đẳng ở các nước đang phát triển lại cao như vậy. Nhà kinh tế đoạt giải Nobel, Simon Kuznets, cho rằng bất bình đẳng ngày càng tăng là không thể tránh khỏi trong giai đoạn đầu phát triển. Theo Kuznets, những ai vốn có một chút tiền có thể thấy lợi ích lớn từ đầu tư, trong khi những người không có gì sẽ bị tắc (root in) ở nghèo đói. Chỉ với phát triển kinh tế và các chính sách tái phân phối thì bất bình đẳng mới giảm. Trên thực tế, bằng chứng gần đây cho thấy sự gia tăng bất bình đẳng ở các nước đang phát triển có thể đang chậm lại, từ đó làm nảy sinh các câu hỏi mới cho các nhà kinh tế. Tuy nhiên, cần rất nhiều nỗ lực, toàn cầu hóa mới có thể thúc đẩy bình đẳng tại các quốc gia nghèo nhất thế giới.

Sơn Phạm
The Economist

Tags: economics

9 Comments

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc