Vì sao Mỹ quyết tâm diệt muỗi ở Panama?

Photo credit: The Economist.

Xuyên suốt lịch sử loài người, sốt rét (malaria) là một trong những dịch bệnh nhiệt đới chết chóc nhất. Bất chấp nhiều nỗ lực nhằm xóa sổ dịch bệnh này, sốt rét vẫn rất phổ biến ở nhiều nước đang phát triển. Tổ chức Y tế Thế giới ước tính năm 2012 có 207 triệu người mắc (contract) và 800.000 người chết (succumb to) vì bệnh này. Thiệt hại về kinh tế cũng rất lớn: một nghiên cứu cho thấy sốt rét làm giảm GDP châu Phi 12 tỉ đôla (khoảng 0,8%) mỗi năm do giảm năng suất lao động và mất khách du lịch. Sốt rét cũng có mặt tại một số nơi ở Mỹ Latinh, nhưng nhờ quân đội Mỹ, khu vực Kênh đào Panama và lân cận, nguy cơ mắc sốt rét rất thấp. Vì sao vậy?

Năm 1904, quân đội Mỹ được giao nhiệm vụ hỗ trợ xây dựng một con kênh nối biển Caribbe với Thái Bình Dương nhằm đẩy nhanh tốc độ vận chuyển hàng hóa giữa hai bờ Đông và Tây nước Mỹ. Mỹ không phải nước đầu tiên có ý định này; từ những năm 1840, người Anh đã nghĩ tới việc đào một kênh ngang qua eo đất Panama (Isthmus of Panama) nhưng chùn bước (deterred) vì thù địch chính trị và địa lý. Năm 1881, người Pháp sau khi xây dựng thành công Kênh đào Suez ở Ai Cập quyết định tiếp quản dự án này. Tuy nhiên, họ đã không tính tới lũ muỗi nguy hiểm chết người: 22.000 công nhân bỏ mạng do sốt rét và sốt vàng da (yellow fever). Thiệt hại về người khiến giá thành xây dựng tăng vọt (go spiral) và khiến chủ đầu tư bị phá sản năm 1889 sau khi dốc hết vào dự án 287 triệu đôla (7 tỉ theo thời giá ngày nay). Con kênh bị bỏ dở và để hoang.

Chính phủ Mỹ mua lại khu đất năm 1904 và nhanh chóng nhận ra họ cần bảo vệ nhân công khỏi các bệnh dịch đã đánh gục (scupper) người Pháp, nên đã tiêu diệt tối đa số muỗi mang mầm bệnh (disease-carrying mosquito) ở Panama. Hàng ngàn lính Mỹ được lệnh phá hủy tất cả khu vực muỗi có thể trú ngụ. Các đầm lầy bị rút cạn, ao hồ nước lặng bị đổ chất độc hoặc cho nổ mìn. Các toà nhà trong khu vực được khử trùng (fumigate) còn những nơi có nguy cơ cao được phun (douse with) thuốc diệt côn trùng. Chiến dịch này có quy mô khổng lồ: gần 2,7 triệu lít dầu và 470.000 lít thuốc diệt côn trùng được sử dụng mỗi năm trong thời gian xây dựng kênh. Chúng ít nhiều đã có tác dụng: khi kênh đào mở cửa năm 1914 số công nhân thiệt mạng là 5.000, chưa bằng 1/4 số người chết trong dự án dang dở của Pháp.

Nhưng thiệt hại về môi trường cũng khủng khiếp: nguồn nước bị nhiễm thuốc diệt côn trùng và dầu giết chết cả những sinh vật khác nữa. Chi phí diệt mỗi con muỗi lên tới 10 đôla – tương đương 240 đôla ngày nay. Những biện pháp mạnh tay (heavy-handed) như vậy vượt quá khả năng các nước mà sốt rét vẫn đang hoành hành, đặc biệt là những vùng nông thôn dân cư thưa thớt. Hơn nữa, những loại muỗi mới có khả năng kháng thuốc (insecticide-resistant) có thể khiến chúng trở nên vô dụng (futile). Một số chuyên gia đang đặt hi vọng vào (pin their hopes on) một loại vaccine đang được phát triển để giảm số người chết vì sốt rét một cách ít tốn kém hơn. Đây hẳn sẽ là cách nhẹ nhàng hơn là viện đến quân đội Mỹ.

Đăng Duy
The Economist

Tags: economics

Post a Comment

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc