Căn bệnh Hà Lan là gì?
![]() |
Huntington Beach Trip - Aug 2014 - Sunset over the oil rig. Photo courtesy Pete Markham. |
Năm nay, đồng rúp của Nga bị mất giá 25%, điều này nghe có vẻ khủng khiếp và thực sự khiến nước Nga gặp nhiều vấn đề. Tuy nhiên, một số nhà kinh tế cho rằng, đồng rúp yếu lại có thể là tốt đối với Nga vì "căn bệnh Hà Lan" gần đây của nước này. Chính xác thì "căn bệnh Hà Lan" là gì vậy?
Tạp chí The Economist đặt ra (coin) thuật ngữ này năm 1977 để mô tả những tai ương (woe) của nền kinh tế Hà Lan khi trữ lượng khí đốt lớn được phát hiện năm 1959. Xuất khẩu của Hà Lan tăng vọt. Tuy nhiên, tạp chí nhận thấy có sự tương phản giữa 'sức khỏe bên ngoài và bệnh tật (ailment) bên trong'. Từ năm 1970 tới 1977, tỷ lệ thất nghiệp tăng từ 1,1% đến 5,1%. Đầu tư của doanh nghiệp giảm mạnh (tumble). Tạp chí giải thích nguyên nhân là do giá trị cao của đồng tiền Hà Lan lúc đó - đồng guilder. Xuất khẩu khí đốt dẫn đến nguồn ngoại tệ chảy vào (influx), làm tăng cầu đối với đồng guilder và do đó khiến nó tăng giá. Điều đó khiến các khu vực khác của nền kinh tế trở nên kém cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Đây cũng không phải vấn đề duy nhất. Khai thác khí đã (và đang) là ngành kinh doanh thâm dụng vốn, tạo ra ít việc làm. Và trong nỗ lực hạn chế đồng guilder tăng giá quá nhanh, Hà Lan buộc phải giữ lãi suất thấp. Điều này khiến đầu tư chạy khỏi (rush out) đất nước, hạn chế (crimp) các tiềm năng kinh tế tương lai.
Kể từ bài báo đó, các nhà kinh tế đã đưa ra các hiệu ứng khác của "căn bệnh Hà Lan". Một nghiên cứu nổi tiếng được công bố năm năm sau đã xác định các nguyên nhân khác mà bùng nổ tài nguyên thiên nhiên gây ra rắc rối kinh tế. Giả sử đồng nội tệ của một nước là cố định. Ngoại tệ chảy vào, được đổi sang nội tệ, và được chi cho các hàng hóa không thể được buôn bán qua biên giới (xây dựng, các loại dịch vụ nhất định v.v...). Khi ngoại tệ được đổi sang nội tệ, cung tiền tăng: nhu cầu trong nước tăng thêm đẩy giá cả lên cao. Theo thuật ngữ (jargon) kinh tế, điều này dẫn đến sự tăng tỷ giá hối đoái "thực": một đơn vị ngoại tệ mua được ít dịch vụ hơn trong nền kinh tế nội địa so với trước. Đất nước mất khả năng cạnh tranh.
Một số nhà kinh tế phản đối rằng căn bệnh Hà Lan không có gì xấu. Không phải là các nền kinh tế nên tập trung sản xuất những gì họ hiệu quả nhất sao? Tuy nhiên, giá cả tài nguyên thiên nhiên (thương phẩm/commodity) luôn biến động (fluctuate): hầu hết các nền kinh tế cần những ngành công nghiệp dự phòng (back-up). Các nước giàu tài nguyên thiên nhiên thường gặp khó khăn (struggle): thực sự, một nghiên cứu cho thấy 97 nước đang phát triển với tỷ lệ xuất khẩu tài nguyên thiên nhiên trên GDP cao, có tốc độ tăng trưởng thấp thập kỉ 1970 và 1980. Và khi tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt (run out), sẽ hầu như chẳng còn gì để duy trì nền kinh tế. Ví dụ như Nauru, nước từng dựa gần như hoàn toàn vào phosphate (nguyên liệu phân bón được săn lùng). Nước Nga có lí do để lo lắng: xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt chiếm 70% kim ngạch xuất khẩu hàng năm của Nga và 52% ngân sách liên bang. Trừ khi các nước giàu tài nguyên thiên nhiên sử dụng sự thịnh vượng (fortune) của mình để đa dạng hóa nền kinh tế, hoặc có cách hạ tỷ giá thực xuống - căn bệnh Hà Lan thực sự gây tai họa (fatal).
Sơn Phạm
The Economist
Tags: economics
Mô hình cân bằng cục bộ của Corden và Neary dựa trên giả thiết rằng nền kinh tế quốc dân có 2 khu vực xuất khẩu, trong đó 1 khu vực đang bùng nổ là khu vực khai thác tài nguyên và 1 khu vực đang trì trệ (so với khu vực kia) là khu vực chế tạo. Ngoài ra, nền kinh tế còn có 1 khu vực không xuất khẩu. Các giả thiết khác là tổng lực lượng lao động không đổi, nền kinh tế trong trạng thái toàn dụng lao động, và tỷ giá hối đoái danh nghĩa cố định.
Khi các ngành khai thác bùng nổ, lượng cầu về lao động của khu vực này tăng lên, lao động từ khu vực chế tạo sẽ chuyển sang khu vực khai thác tài nguyên làm khu vực chế tạo bị thiếu cung lao động và trở nên suy thoái. Khi thu nhập của người lao động trong khu vực khai thác tài nguyên tăng lên, họ tiêu dùng nhiều hơn khiến cho khu vực không xuất khẩu được kích thích và mở rộng. Khu vực không xuất khẩu sẽ hút lao động từ khu vực chế tạo sang, càng làm cho khu vực chế tạo bị bất lợi. Tiêu dùng các hàng hóa không xuất khẩu tăng còn làm giá cả của các mặt hàng này tăng, khiến cho tỷ giá hối đoái thực tế tăng lên nếu tỷ giá hối đoái danh nghĩa không đổi, gây bất lợi cho xuất khẩu của khu vực chế tạo. Khu vực khai thác tài nguyên đẩy mạnh xuất khẩu cũng làm tương quan lượng cung nội tệ và ngoại tệ trong nền kinh tế thay đổi theo hướng làm tăng tỷ giá hối đoái danh nghĩa, càng cản trở xuất khẩu của khu vực chế tạo.
Sau này De Silva (1991) và Nnadozie (1991) đã mở rộng mô hình lên thành gồm 4 khu vực. Một số nghiên cứu khác đã tìm cách nới lỏng các giả thiết trong mô hình của Corden và Neary, chẳng hạn như giả thiết về toàn dụng lao động...