Nền giáo dục "Con ngoan - Trò giỏi"

from fb Nguyen Tuan Hai.
-----
Có lẽ đây là Slogan không chính thức của cả hệ thống giáo dục của chúng ta bao trùm rộng khắp từ nhà trường cho tới gia đình . Trong suốt mấy chục năm.

Trước tiên phải khẳng định lại , theo quan điểm cá nhân của tôi , đây là một khẩu hiệu chứ không phải là một thứ triết lý. Càng không phải là một hệ giá trị.

Có nên chăng chúng ta cần xem xét lại sự định hướng về giáo dục này?

Có bao giờ bạn nghi ngờ rằng CON NGOAN và TRÒ GIỎI chưa chắc đã tốt. Như mình tưởng.

Hôm nay tôi chính thức dám nghi ngờ nó. Cái khẩu hiệu này.

Chúng ta mong muốn trẻ con đến trường đứa nào cũng phải học giỏi. Sự giỏi đó được thể hiện ở trước tiên là điểm số và sau nữa là thành tích học tập ( thường là các giải thưởng - có lẽ chưa có nước nào cuồng giải như nước ta ).

Mô hình chuyên chọn là một bước đẩy cao nhằm phục vụ mục tiêu giỏi về điểm số và thành tích giải. Học trò ở đây GIỎI. Dĩ nhiên và ta lấy đó làm thước đo cho hệ thống giáo dục. Nhưng thử hỏi là một trường chuyên được đầu tư và học cày bừa mà không giỏi mới là lạ chứ. 1 nền giáo dục tốt là phải làm sao học sinh ở các trường các lớp bình thường cũng phải tốt chứ.

Đấy là chưa nói tới sự nhân bản trong giáo dục là cần nâng đỡ những người yếu kém chứ ko chỉ tập trung vào các cá nhân xuất sắc.

Các cá nhân xuất sắc thì cho dù ở đâu họ cũng xuất sắc.

Những đứa trẻ bình thường thậm chí yếu kém và tật nguyền mới là nhóm thực sự cần được tiếp cận giáo dục tốt nhất.

Hãy nhìn vào cách chúng ta đối xử với người tàn tật là biết ngay mọi thứ đang diễn ra cả trong giáo dục và xã hội.

Chúng ta có nên chạy theo việc phải đào tạo ra những trò giỏi là những thợ giải bài đạt điểm cao hay không?Rõ ràng là không rồi. Chúng ta cần phải đào tạo ra các thế hệ học trò biết suy nghĩ , biết làm việc theo một lối tư duy sáng tạo tìm kiếm cái mới chứ không phải học thuộc và làm theo một lối mòn.

Trẻ con là những người có chính kiến rất đặc biệt và khác lạ. Thứ ý kiến không cần dựa trên hiểu biết quá nhiều hay là thông lệ. Cái này trong phân tâm học thì Freud đã đưa ra từ rất lâu rồi. Và trong lịch sử phương tây điều này đã gây bối rối và hoang mang cho cả một thế hệ phụ huynh khắp Âu châu. Và nó đã tạo ra một cuộc cách mạng về parenting nói riêng và giáo dục nói chung : phải tôn trọng con trẻ.

Vậy một đứa con ngoan là thế nào? Có khác chi là một đứa phải nghe lời cha mẹ. Luôn luôn. Thậm chí còn phải nghe và làm theo ý muốn của cha mẹ.

Chúng không được phép có ý kiến riêng. Chứ chưa nói tới được nói lên ý kiến riêng.

Chúng không có chủ kiến và sống một cuộc đời của người khác. Theo một khuôn mẫu một đồng phục chung.

Cha mẹ Việt cho rằng dạy cho con ngoan là làm chúng hạnh phúc. Các con hãy làm những thứ đúng khuôn phép nhé.

Nhưng nếu nhìn nhận hạnh phúc là được làm chính mình. Là một thái độ cá nhân đối với các giá trị thì chúng ta sẽ thấy đó thật là sai lầm.
Bây giờ đã đến lúc chúng ta cần định nghĩa lại các khái niệm CON NGOAN và TRÒ GIỎI này. Và đưa các hệ giá trị nhân bản trở lại với giáo dục.

Như nó vẫn là thế.

Là tạo ra các cá nhân thú vị và sáng tạo. Biết sống nhân bản. Được trải nghiệm.

Gái ngoan sẽ được lên thiên đường. Gái hư được đi khắp nơi.

Bạn chọn thiên đường hay khắp nơi?




Bài trước: Cách cai sữa cho bé
Tags: parenting

15 Comments

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc