Sự hưng vong của trường Keio-gijuku

Chẳng hạn, tôi mở trường Keio-gijuku và trong mấy mươi năm đã trải qua nhiều thăng trầm khác nhau. Tùy lúc mà số lượng học trò giảm đi hoặc tăng lên. Không chỉ riêng chuyện học trò, vì tình hình tài chính mà nhiều khi xảy ra cả việc thiếu giáo viên, nhưng những lúc đó tôi cũng không hề luống cuống chút nào. Học trò tản đi, cứ để học tản đi, giáo viên xin đi, cũng cứ để họ đi, tôi không ngăn. Học sinh bỏ trường, giáo viên bỏ lớp, trường thành nhà trống, thì người còn lại sẽ là mình tôi. Và ở đó, bằng bản lĩnh của mình, tôi sẽ lấy những học trò có thể dạy được. Đến như thế mà vẫn không dạy được tôi sẽ không nói đến chuyện dạy dỗ nữa.

Tôi không hứa với mọi người là Fukuzawa Yukichi sẽ mở trường tư thục lớn và sẽ phải dạy cho con em của thiên hạ. Từ đáy lòng, tôi đã quyết định một điều là không để mình bị dằn vặt bởi sự hưng vong của trường. Từ khi mở trường đã nhiều lần tôi định xóa bỏ, nên không có gì để mà sợ cả. Thường ra, tôi rất coi trọng công việc sự vụ của trường, có những lúc cần mẫn hết sức, lúc lại lo lắng, nhưng nếu nói thật tâm sự của tôi thì sự cần mẫn cũng như lo lắng đó chỉ là sự đùa nghịch của thế giới phù du và dáng hình của sự giả ảo, nên dù có làm việc, tôi vẫn luôn bình tâm. Gần đây, để duy trì trường Keio-gijuku, các học sinh cũ của trường đang cố gắng quyên tiền. Nếu làm được điều đó thì quả thực là có ích và tôi rất mừng. Nhưng liệu có làm được hay không, tôi chỉ lặng yên quan sát mà thôi.

P. 505 - Những năm tháng về già - Phúc ông tự truyện

Tags: book

Post a Comment

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc