Chém heo và ăn thịt chó

shared from fb Nhân Tuấn Trương.
-----
Để biện hộ cho việc « chém heo » hay thói « ăn thịt chó » người ta thường núp mình dưới tấm khiêng « văn hóa » dân tộc, kể cả lúc cái gọi là « văn hóa » đó làm tổn thuơng đến danh dự của cả dân tộc cũng như ảnh hưởng xấu đến (nền kinh tế) của đất nước.

Lễ hội « chém heo » là một hủ tục của địa phương (làng Ném Thuợng, xã khắc Niệm, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh), được tổ chức hàng năm vào ngày mồng 6 tháng giêng âm lịch. « Truyền thuyết » nói rằng cuối thời nhà Lý, một viên tướng đánh trận khi đến vùng này chém heo rừng để nuôi quân. Từ đó dân làng hàng năm mở tục chém heo để tưởng nhớ công ơn của người đã có công khai hoang vùng đất này.

Chưa thấy nghiên cứu (khoa học) nào nói về « lễ hội » này để xác định các giá trị (về văn hóa, tâm linh, hay lịch sử). Nhưng từ cái « truyền thuyết » này ta có thể thấy nhiều điều vô lý (theo lối Âu Cơ đẻ trăm trứng). Từ việc đi đánh giặc « chém heo rừng để nuôi quân » trở thành việc « khai hoang vùng đất » là xa hàng vạn dặm. Cũng như ông tướng đang đánh giặc (giặc nào ? kéo dài bao lâu ?). Thời khắc chiến tranh là dầu sôi lửa bỏng, trong khi việc khai hoang chỉ có thể diễn ra trong lúc thái bình, thời gian phải cần năm, mười năm.

Lễ hội này chỉ phổ biến ở địa phương (làng Ném Thuợng) và không (hay chưa) thấy lan ra các nơi khác. Nó bắt đầu từ khi nào ? Từ sau khi nhà Lý diệt vong ? hay chỉ mới đây, lúc « văn hóa xã hội chủ nghĩa » suy tàn ?

Văn hóa (của một dân tộc) là sản phẩm (vật chất và tinh thần) của con người thuộc dân tộc đó, tồn tại theo thời gian (mang tính kế thừa), phục vụ cho các nhu cầu (về tinh thần và vật chất) của dân tộc đó trong đời sống thường ngày.

Người ta gọi là « truyền thống văn hóa » khi nó được đa số người dân trong cộng đồng chấp nhận (và thể hiện).

Hủ tục « chém heo » khó có thể núp bóng « văn hóa » truyền thống Việt Nam để đòi « tồn tại ».

Tệ nạn ăn thịt chó (và hành hạ súc vậy) cũng vậy. Đây không thuộc về văn hóa (ẩm thực) đặc thù của Việt Nam. Đến những năm thập niên 40, 50 thế kỷ trước, ở Châu Âu nhiều nơi cũng ăn thịt chó. Việc ăn thịt chó chỉ là thói quen của một nhóm nhỏ, ở Việt Nam cũng như ở các nước khác. Người ta không cấm việc « ăn thịt chó ». Khi con người « văn minh » hơn, không còn ai ăn thịt chó. Chó, mèo… là những con vật được xếp vào loại thú vật « có tình cảm ». Luật lệ các xứ Châu Âu hiện nay cấm giết hại thú vật « có tình cảm ».

Đại đa số dân Việt Nam (nhất là những người theo đạo Phật), từ xưa đến nay có truyền thống không ăn thịt chó.

Nói « ăn thịt chó » là văn hóa truyền thống của Việt Nam là xuyên tạc văn hóa, là ngồi xổm lên lịch sử, lên truyền thống của dân tộc.

Lý lẽ thuyết phục nhất của phía chủ trương « ăn thịt chó » và (chém heo) là phê bình « những người đứng ngoài » ảnh hưởng văn hóa « ngoại lai ». Người ta không thể đứng trên nền tảng « ngoại lai », suy tôn ngoại lai, để phê bình những gì thuộc về bản sắc dân tộc.

Tôi hoàn toàn đồng ý với lập luận này. Không thể chấp nhận « văn hóa ngoại lai » áp đảo (đến mức tận diệt) văn hóa dân tộc được...

Trong khi việc « chém heo » và « ăn thịt chó » không thuộc về « văn hóa ». Văn là vẻ đẹp. Cái đẹp nào thấy được ở việc « chém heo » và ăn thịt chó ngoài việc làm cho người ngoài phẫn nộ và ghê tởm (về mức độ dã man của người Việt)?

Trong khi các thói quen, các bại tục này ảnh hưởng lớn đến thể diện dân tộc và kinh tế quốc gia.

Việt Nam mình có câu « con sâu làm rầu nồi canh ».

Một số (rất) nhỏ dân Việt Nam nằng nặc giữ tục « chém heo », phê bình rằng những người chỉ trích tục lệ này là « những người đứng ngoài ». Một số (cũng rất nhỏ) khác cương quyết bảo vệ việc « ăn thịt chó », thịt mèo… cũng cho rằng lý lẽ của những người chống việc « ăn thịt chó » là lý lẽ của kẻ đứng ngoài.

Trên bình diện quốc gia, dân tộc thì chúng ta cùng nằm chung trong một « nồi canh ». Chúng ta có cùng một sỉ diện dân tộc.

Việc phát triển quốc gia, tức là việc « dân giàu nước mạnh », ngày nay dựa trên « kinh tế » chứ không phải dựa trên súng ống, sức mạnh (để đi chinh phục các nước khác). Mà nói đến kinh tế là nói đến cạnh tranh.

Nói thật, bọn Tàu, bọn Thái, Mã, Kam, Lào… vì cạnh tranh kinh tế với Việt Nam, họ sẵn sàng biếu không cho mỗi người Việt Nam một con heo để làm lễ « chém heo ». Họ cũng (không nhân đạo gì) sẵn sàng xuất cảng sang Việt Nam mỗi năm ba (chục) triệu con chó để phục vụ đám bợm nhậu Việt Nam. Họ sẵn sàng làm cho nồi canh Việt Nam nhung nhúc sâu bọ.

Nhớ lại, bên Châu Âu (và Mỹ) có một thời rất chuộng những chiếc áo lông thú. Giá cả một chiếc áo lạnh có thể bằng giá của một chiếc xe (hạng du lịch). Tức là rất đắt tiền. Việc chuộng áo lông đã làm giàu cho kỹ nghệ may mặt hưng thịnh. Nhưng phong trào « bảo vệ thú vật » nổi lên, được sự cộng tác của nhiều minh tinh, tài tử, những gương mặt công chúng… Một thời gian ngắn, không còn chiếc áo lông nào được bày bán (ở các nước Âu, Mỹ).

Bọn Hàn quốc cũng có (một số) người ăn thịt chó. Nhưng lo ngại hàng hóa của họ bị tẩy chay (theo lối áo lông thú), chính phủ của họ ra những đạo luật để việc « giết chó » không dã man cũng như việc « ăn thịt chó » được kín đáo hơn.

Đất nước còn nghèo. Dân tình phần lớn còn trong vòng u u, minh minh, chưa phân biệt cái lợi, cái hại, cái tốt, cái xấu...

Thôi, chịu thua.

Tags: columnist

4 Comments

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc