Je ne suis pas Charlie

shared from Bao Anh Thai.
-----
Sự kiện toà báo biếm hoạ của Pháp bị những người Hồi giáo cực đoan tấn công và sự kiện cảnh sát Pháp hạ sát các tay súng cho thấy một sự thực là chừng nào còn có người sẵn sàng dùng tính mạng của mình để chứng minh rằng họ có quyền đùa nhạo đức tin của người khác thì còn có người sẵn sàng hy sinh tính mạng của mình (và người khác) để chứng minh điều ngược lại. Và ở giữa hai nhóm người sẵn sàng chết đó, những người dân thường mong muốn sống là con tin!

Những nhà báo đã chết, những tay súng bắn họ cũng đã chết. Những gì mà hai nhóm người đó muốn chứng minh cho thế giới thì họ đều đã chứng minh bằng máu của mình. Sau những sự kiện này, tôi tự đặt những câu hỏi sau cho mình:

1. Hài hước là gì?
2. Ai đã đúng? Ai đã sai?
3. Rồi chúng ta sẽ đi tới đâu sau sự việc này?

Đối với câu hỏi 1 “Hài hước là gì?” Câu trả lời thật dễ dàng – đó là sự gây cười cho con người. Tuy nhiên, sự gây cười đó có tốt hay xấu thì còn phụ thuộc vào hoàn cảnh:

“… sau khi đã ăn hết mọi thứ có thể, bao gồm cả ủng và giày, chúng bắt đầu ăn thịt lẫn nhau, và rất nghiêm trọng là chúng còn ăn cả một lính gác Đức”. Người vừa cười vừa nói câu đó là thống chế Goering, người tán thưởng là Ciano, ngoại trưởng của Mussolini và các sỹ quan tuỳ tùng. Họ đang hài hước về cách xử sự của những tù binh Xô Viết khi bị bỏ đói trong trại tù binh của Đức. Tất cả những người trong đoạn hội thoại với Goering đều thấy thú vị khi Goering chỉ coi việc ăn thịt người là đáng quan tâm khi kẻ bị ăn là một lính Đức. Chắc có lẽ không ai trong chúng ta vào thời điểm này coi câu đùa trên là hài hước (nếu bạn thấy nó hài hước thì không nên đọc tiếp vì tôi thực sự không muốn nói với những người như bạn). Vậy lý do khiến cho chúng ta không coi nó hài hước là gì? Làvì sự vui cười không còn là hài hước nữa nếu như nó là (i) kết quả của sự đau khổ của người khác hoặc (ii) nó là nguyên nhân gây ra sự đau khổ cho người khác. Năm 1969, khi trả lời một phóng viên về việc san phẳng một khu dân cư gần Sài Gòn, một viên sỹ quan Mỹ đã nói“we have to destroy it in order to protect it!” (chúng tôi phải phá huỷ thị trấn để bảovệ nó). Chính cách nhìn nhận “phá huỷ để bảo vệ” là nguyên nhân dẫn tới sự tổn thất lớn của dân thường trong chiến tranh Việt Nam – và vì thế chúng ta không thấy nó hài hước!

Vậy những bức tranh của tạp chí Charlie Hebdo có hài hước không (ví dụ, bức tranh nhà tiên tri Muhammad hôn môi một chàngtrai trong một nụ hôn đồng giới?) Câu trả lời là không. Không có bất kỳ một dấu hiệu gì để phân biệt hình ảnh một đấng tiên tri đã chết gần 1.300 năm trước được gần 1 tỷ người Hồi giáo ôn hoà tôn kính với hình ảnh được một nhóm nhỏ cực đoan tôn thờ. CH khinh thường các kẻ cực đoan nhưng họ cũng không làm bất cứ điều gì để tôn trọng những người Hồi giáo ôn hoà - sự nhạo báng của họ lạnh lùng và không hề phân biệt. Họ gây ra nỗi đau đối với người cực đoan Hồi giáo nhưng đồng thời họ cũng khiến những người Hồi giáo ôn hoà đau lòng. Những tù binh Xô Viết không thấy câu nói của Goering là hài hước và những người dân Việt Nam không thấy có gì vui vẻ trongcâu nói của viên sỹ quan Mỹ ở trên.

Câu hỏi 2 “Ai đã đúng? Ai đã sai?” Câu trả lờicủa tôi là cả CH lẫn những người xả súng bắn họ, không ai đúng cả. Về phần các kẻ cực đoán giết người, tôi không cần phân tích. Vậy tại sao tôi coi CH sai?

Trước tiên hãy nói về một người văn minh trong xã hội hiện đại cư xử thế nào với quyền họ có? Họ bảo vệ nó và thực thi nó trong sự tôn trọng người khác và có trách nhiệm với xã hội.

Trước hết, nói về tôn trọng người khác, người La Mã có quyền vứt người Công giáo vào đấu trường và lấy làm vui khi sư tử ăn thịt họ. Đó là quyền mà luật pháp La Mã cho họ. Tuy nhiên chúng ta ngày nay sẽ không coi điều đó là hợp pháp chứ đừng nói là văn minh (vì sao ư, vì nó xâm phạm đến tính mạng và tình cảm của người khác). Những người phát xít Đức cho mình quyền giết hại người Slavo, người Do Thái vì luật pháp Đức cho phép họ coi những người đó là sub-human. Thế nhưng ngày nay, chúng ta coi đó là không hợp pháp. Khoả thân là quyền của bạn nhưng nếu khoả thân nơi công cộng hoặc trước mặt trẻ em thì điều đó không được vì nó làm ảnh hưởng tới người khác.

Vậy hành vi của CH có sai không? Xin trả lời là sai, họ biết rõ những bức tranh đó làm tổn thương cả người Hồi giáo ôn hoà lẫn cực đoan, họ đã được cảnh báo, nhưng họ không quan tâm tới điều đó. CH có biết họ đang làm điều ảnh hưởng đến những người Hồi giáo và tôn giáo khác không? Họ biết rõ. Họ đã bị phản đối, họ đã bị kiện - có ai tự hỏi trong 19 vụ bị kiện tạp chí CH đã thắng bao nhiêu vụ - để chứng minh là cái họ là hài hước chứ không phải nhạo báng? Tôi không nghĩ là CH thắng bất kỳ vụ kiện nào trong số các vụ kiện của họ. Rất đơn giản là vì những thứ họ làm, sự hài hước độc ác của họ, khó có thể được pháp luật nào coi là đúng đắn. Vấn đề ở chỗ các chế tài của pháp luật, các khoản phạt không đủ ngăn cản họ. Việc đốt trụ sở của họ không làm cho họ thấy hành động của họ gây tổn thương tới người khác ra sao. Cuối cùng thì những người cực đoan tước đoạt mạng sống của họ thay vì khởi đầu vụ kiện thứ 20.

Bạn có thể thực thi quyền của bạn nhưng khi thựct hi nó bạn phải tôn trọng người khác và có trách nhiệm với xã hội.

Vậy hành vi của CH có trách nhiệm với xã hội không? Tôi chưa bao giờ thấy trong lịch sử loài người sự nhạo báng của một bên đối với bên kia có thể hoà giải được mâu thuẫn giữa hai bên. Điều đó giống như lửa không bao giờ dập tắt đám cháy hoặc không thổi bùng thuốc súng vậy. Ai cũng nói Trung Đông và Hồi giáo cực đoan ở đó là một thùng thuốc súng. Và Charlie Hedbo đã làm gì? Họ biết đó là một kho xăng với các bồn chứa xăng để mở. Họ đi vào đó và bật một que diêm lên với tuyên bố rằng họ sẵn sàng chết. Nếu lùi lại 50 năm trước và họ làm như vậy ở Louisiana, nước Mỹ, và thay vì việc chế nhạo đấng Tiên tri của Hồi giáo, họ vẽ ảnh Jesus là một người da đen thì cũng rất nhanh, họ sẽ thấy mình lủng lẳng ở trên một cái cây nào đó.

Đối với tôi, việc đốt một que diêm lên trong một kho xăng là một hành vi không có trách nhiệm với xã hội – cho dù họ có quyền đốt que diêm đó. Điều này sẽ thấy dễ dàng hơn nếu như chính phủ Pháp cử quân đội sang tham chiến trực tiếp với IS vì vụ xả súng trên (giống như quân đội Mỹ vào Apghanistan vì vụ 11/9). Nếu chuyện đó xảy ra, sau vài năm, vài ngàn gia đình quân nhân Pháp có người thân chết trận sẽ tự hỏi “có đáng không? sự hysinh đó?”

Vậy tiếp theo là câu hỏi liệu có phải những người vừa xả súng vào toà báo CH muốn tiêu diệt tự do ngôn luận của phương Tây. Tôi thấy là không? Họ chỉ muốn một điều mà pháp luật Pháp không làm được là ngăn CH tiếp tục xúc phạm (theo cách nhìn của họ) đối với biểu tượng tôn giáo của họ. Xin lưu ý là người Hồi giáo không vẽ hình Muhammad vì ông ngăn cấm điều đó – để tránh việc tín đồ sẽ thờ cúng hình ảnh của ông cùng với đấng Allah (điều mà Thiên Chúa giáo đang làm với Jesus). Nếu hiểu như vậy thì bạn sẽ hiểu tại sao việc vẽ hình ảnh của Muhammad với Hồi giáo đã là một điều cấm kỵ chứ đừng nói tới việc vẽ ông trong các tư thế mà chính các bạn, những người bình thường và hài hước, không muốn. Những người Hồi giáo không cố gắng ngăn cản phương Tây vẽ hình các biểu tượng tôn giáo của họ ở bất cứ đâu họ muốn (trong nhà thổ hay chuồng xí), với bất kể tư thế nào họ thích (doggy hay missionary). Nếu nói một cách đúng theo quyền tự do ngôn luận của phương Tây là bạn có thể thủ dâm với hình ảnh của bố hoặc mẹ bạn nhưng đừng thủ dâm với hình ảnh của tôi. Đọc đến đây các bạn coi CH đang bảo vệ quyền tự do ngôn luận không vui phải không? Tất nhiên thôi, vì tôi đang dùng chính cách đó để nói với các bạn vậy.

Với Câu hỏi 3 “Rồi chúng ta sẽ đi tới đâu sau sự việc này?” Tôi đã viết về điều này ở trên và bây giờ lặp lại “Sự kiện toà báo biếm hoạ của Pháp bị những người Hồigiáo cực đoan tấn công và sự kiện cảnh sát Pháp hạ sát các tay súng cho thấy mộtsự thực là chừng nào còn có người sẵn sàng dùng tính mạng của mình để chứngminh rằng họ có quyền đùa nhạo đức tin của người khác thì còn có người sẵn sànghy sinh tính mạng của mình (và người khác) để chứng minh điều ngược lại. Và ở giữa hai nhóm người sẵn sàng chết đó, những người dân thường mong muốn sống là con tin!”

Và cuối cùng, tôi xin nhắc lại “Je ne suis pasCharlie” vì tôi không tin rằng sự hài hước còn là hài hước khi ta biết nó gây tổn thương người khác; vì tôi tin rằng sự báng bổ không bao giờ khiến mọi người xích lại gần nhau; vì tôi tin rằng việc thực thi quyền của tôi luôn có giới hạn– đó là sự không ảnh hưởng và tổn thương người khác. Một cây diêm, nếu đốt lên, chỉ làm nổ kho thuốcsúng chứ không bao giờ ngăn được vụ nổ cả.

Tags: columnist

Post a Comment

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc