Điều gì đang xảy ra ở Yemen?

Kids Playing in the Street - Sana'a, Yemen 1982. Photo courtesy Gareth Williams.

Không thiếu trường hợp các nước tan rã ở Trung Đông. Yemen, đất nước nghèo nhất thế giới Ảrập, là nước mới nhất sụp đổ. Ngày 26 tháng Ba, Saudi Arabia bắt đầu ném bom các vị trí của phiến quân gọi là Houthis, những tay súng từ nhánh Zaydi của người Hồi giáo hệ phái Shia. Các Houthis đã chiếm phần lớn đất nước, bao gồm cả thủ đô Sana'a, và chuẩn bị tiến tới Aden, một cảng chiến lược ở miền Nam, nơi Tổng thống Abd Rabbo Mansour Hadi đã lánh nạn. Những nhóm khác đã gia nhập cuộc giao tranh, gây ra một sự hỗn loạn đẫm máu, u ám. Cuộc xung đột này có các yếu tố của một cuộc chiến tranh ủy nhiệm, hận thù sắc tộc và chiến đấu chống khủng bố. Vậy thì, chính xác ai đang giao tranh với ai?

Luôn trong tình trạng không ổn định, cách đây không lâu Yemen dường như đã thoát khỏi những hậu quả tồi tệ nhất của cuộc cách mạng Mùa xuân Ảrập. Các cuộc biểu tình quy mô lớn buộc Ali Abdullah Saleh, tổng thống độc tài từ lâu của nước này, phải từ chức vào năm 2011. Một kế hoạch chuyển giao đã được vạch ra bởi các quốc gia vùng Vịnh khác đặt ông Hadi thay thế vị trí đó. Nhưng xung đột dân sự đã bùng nổ kể từ đó, dựa trên những khác biệt tôn giáo và mối bận tâm của địa phương, chẳng hạn như sự phân bổ đất đai và tham nhũng trong chính quyền. Mọi việc rối tung vào năm 2013 khi những Houthis bị đẩy ra khỏi vị trí cố thủ phía bắc của họ. Sau khi họ bắt Sana'a trong tháng Chín, chính phủ của ông Hadi sụp đổ và ông bị quản thúc tại nhà, khiến trên thực tế họ là người nắm quyền. Tháng Hai, ông Hadi trốn sang Aden.

Có hai liên minh lớn chiếm hầu hết các cuộc giao tranh ở Yemen. Liên minh đầu tiên do Houthis, những người từ lâu đã tìm kiếm một tiếng nói lớn hơn trong các vấn đề của đất nước. Họ là những tay súng dày dạn, đã chiến đấu với quân chính phủ của ông Saleh trong suốt những năm 2000. Các Houthis đang hợp tác với các bộ tộc khác ở phía Bắc, và trớ trêu thay, phần lớn các lực lượng vẫn trung thành với ông Saleh, người dường như có ý định quay trở lại. Và mặc dù những phiến quân này thuộc nhánh Zaydi của Hồi giáo hệ phái Shia, họ đang nhận được sự hỗ trợ của Iran, vốn gắn chặt với nhánh Twelver và đang ganh đua quyết liệt để giành quyền lực trong khu vực. Liên minh còn lại là ông Hadi, người vẫn giữ được sự trung thành của một lượng tương đối nhỏ các binh sĩ. Ông đã hợp tác với các bộ tộc phía Nam với hầu hết người Hồi giáo hệ phái Sunni và người ly khai, một số ủng hộ ly khai hoàn toàn khỏi miền bắc. Các bộ tộc thường có mối hận thù với nhau và chiến đấu chống lại các nhánh địa phương của al-Qaeda, có sự hiện diện đáng kể ở miền Nam, và tất cả đều có một kẻ thù chung là Houthis. Liên minh cồng kềnh của ông Hadi được hậu thuẫn bởi Saudi Arabia, mà đã giao tranh với Houthis từ năm 2009 (khi đó ủng hộ ông Saleh), và bởi các nhóm có thế lực Hồi giáo hệ phái Sunni khác thận trọng với sự can thiệp của Iran. Trong nhiều cách, liên minh 10 quốc gia mà Saudi Arabia đã tập hợp đại diện cho một nỗ lực phối hợp của người Hồi giáo hệ phái Sunni chống lại sức mạnh mở rộng của Iran, mà giờ đây có sức ảnh hưởng mạnh mẽ ở Baghdad, Damascus, Beirut và Sana'a.

Những người duy nhất được hưởng lợi từ sự tan rã của Yemen có lẽ là lực lượng xưng danh thánh chiến Hồi giáo hệ phái Sunni cam kết trung thành với al-Qaeda hoặc Nhà nước Hồi giáo IS. Từ lâu là mục tiêu của các cuộc tấn công máy bay không người lái của Mỹ, họ đã tăng cường các cuộc tấn công của mình, gây xung đột chia rẽ sắc tộc mà hiếm khi là nét đặc trưng trong xã hội Yemen. Các nhà ngoại giao gần như đã từ bỏ hy vọng giải quyết thực tế hỗn loạn một cách hòa bình. Giao tranh có lẽ cũng không mang lại kết quả nào. Ai Cập, nước can thiệp vào những rắc rối của Yemen trong những năm 1960, vẫn nhớ cuộc phiêu lưu đó giống như chiến tranh Việt Nam. Quân đội Saudi chịu nhiều thương vong trong năm 2009. Các Houthis có lẽ không thể áp đặt trật tự trong lãnh thổ họ mới chiếm được và họ có lẽ cũng sẽ không chia sẻ quyền lực với ông Saleh. Nếu những người nước ngoài khôi phục vị trí của ông Hadi, ông sẽ gặp khó khăn trong việc đáp ứng các nhu cầu thậm chí từ các đồng minh của ông, những người dường như chịu đựng hơn là ủng hộ ông ấy. Tạo ra một kế hoạch chia sẻ quyền lực và một liên bang lỏng lẻo là một khả năng, nhưng không thể trước khi có nhiều máu đổ hơn nữa.

Thành Đạt
The Economist

Tags: economics

Post a Comment

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc