Người lao động nghèo ở Nhật Bản chật vật sống

Pit stop. Photo credti: The Economist.

Cư dân Kotobuki sống không xa các cửa hàng phù phiếm (glitzy) và nhà hàng đắt đỏ (upscale) của Yokohama, thành phố lớn thứ hai của Nhật Bản, gần kề Tokyo. Tuy nhiên, Kotobuki là một thế giới khác: khu bẩn thỉu, dơ dáy (squalid) là điểm dừng chân (pit stop) của người dân địa phương trên đường tới cảnh cơ cực (destitution). Người dân sống ở đây trong các nhà trọ rẻ tiền vừa mới mất việc làm và gia đình. Một số sống qua ngày nhờ những việc đơn giản, nhưng nhiều người không có một công việc nào cả. Một khu chung cư 250 giường ở trung tâm Kotobuki, một phần trong mạng lưới 40 khu như vậy được xây dựng trong thập kỷ qua, giúp "che giấu" 18.000 người khỏi đường phố Nhật Bản (nhưng cũng khiến khó đánh giá mức độ nghèo khổ của họ)

Năm ngoái, chính quyền Nhật Bản ghi nhận tỷ lệ "nghèo đói tương đối" (tỷ lệ người dân sống dưới mức một nửa thu nhập trung vị toàn quốc) là 16% - cao nhất từ trước tới nay. Tỷ lệ nghèo đói đã tăng ở mức 1,3% kể từ giữa những năm 1980. Năm 2011, theo định nghĩa tương tự, OECD xếp Nhật Bản đứng thứ 6 từ dưới lên trong số 34 thành viên của tổ chức này. Các cửa hàng sách quảng cáo hàng loạt những sách bán chạy: làm thế nào để tồn tại với mức thu nhập hàng năm dưới 2 triệu yên (16.700 USD), ngưỡng nghèo đói mà hiện hàng triệu người Nhật Bản sống dưới mức đó.

Tỷ lệ tội phạm, thậm chí ở Kotobuki, thấp. Tỷ lệ thất nghiệp dưới 4$, và công ăn việc làm đang được tạo ra, nhờ các nỗ lực của Thủ tướng Abe nhằm thúc đẩy nền kinh tế thông qua nới lỏng tiền tệ. Tuy nhiên, chất lượng công ăn việc làm mới làm phức tạp thêm tình hình của tầng lớp lao động nghèo, số lao động không thường xuyên - thường có thu nhập dưới một nửa những người có hợp đồng dài hạn - đã tăng lên 1,5 triệu người. Lao động bán thời gian và công việc giản đơn là gần 20 triệu, gần 40% lực lượng lao động Nhật Bản.

Một phần lý do này là tình thương của bố mẹ, hàng triệu lao động trẻ vẫn sống cùng nhà với bố mẹ (không mất tiền thuê nhà). Nhưng một khi thế hệ người già đã góp phần làm nên sự tăng trưởng thần kỳ của Nhật Bản sau Thế chiến II ra đi, sự nghèo khó "ẩn giấu" sẽ trở nên rõ ràng hơn. Thủ tướng Abe đã kêu gọi các tập đoàn lắm tiền nhiều của tuyển dụng thêm người và trả lương cao hơn, nhưng những người người bên lề vẫn gặp bất lợi (lose out). Năm 1995, số đơn xin trợ cấp ở mức 882.000 nhưng đã tăng không ngừng kể từ đó, và giờ đây, lần đầu tiên, ở con số 2 triệu đơn.

Do áp lực của nợ công, hiện ở mức gấp 2,5 lần GDP, chính phủ Nhật Bản phải cắt giảm lợi ích từ trợ cấp xã hội, khiến nhiều người càng thêm khó khăn. Yokohama là một trong nhiều chính quyền địa phương thu không đủ chi. Những người ở các khu vô gia cư của thành phố này trước đây có thu nhập từ công ăn việc làm ở các công trường xây dựng và dây chuyền sản xuất ôtô, đóng thuế. Nhưng ngày nay, ngành xây dựng dù có tăng chút, nhưng đã nhỏ hơn nhiều so với trước đây, và lương cũng thấp hơn...

Thành Đạt
The Economist

-----
Last year, the Japanese government recorded relative poverty rates of 16%—defined as the share of the population living on less than half the national median income. That is the highest on record. Poverty levels have been growing at a rate of 1.3% a year since the mid-1980s. On the same definition, a study by the OECD in 2011 ranked Japan sixth from the bottom among its 34 mostly rich members. Bookshops advertise a slew of bestsellers on how to survive on an annual income of under ¥2m ($16,700), a poverty line below which millions of Japanese now live.

The effects of this shift to irregular work have not always been visible. One reason is parents’ benevolence. Millions of young workers remain living at home, rent-free. But once the older generation that drove Japan’s post-war boom goes, underlying poverty will become more evident, says Ms Katada.

Welfare applications bottomed out at 882,000 in 1995 but have been rising steadily since. Last year they topped 2m for the first time.
Tags: japan

1 Comments

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc