Những nước nào phạt tử hình tội phạm buôn lậu ma túy?

Stop the death penalty. Photo courtesy Marcus Povey.

Chỉ vài tiếng đồng hồ sớm ngày 29 tháng Tư vừa qua, Indonesia đã tử hình tám kẻ buôn lậu ma túy bị kết án. Bảy trong số đó là công dân nước ngoài: hai người Úc, một người Brazil và bốn người Nigeria. Bản án đã gây làn sóng phẫn nộ tại nước quê nhà của những tử tù này vì họ không áp dụng án tử hình đối với tội phạm ma túy. Brazil và Hà Lan đã triệu đại sứ của mình tại Indonesia về nước, sau một đợt thi hành án trước đó vào tháng Một. Indonesia là một trong số rất ít những nước tử hình tội phạm buôn lậu ma túy; thay vào đó ở đa số các nước khác trên thế giới tội phạm ma túy đa phần sẽ bị giam giữ dài hạn. Những nước nào khác cũng áp dụng án tử hình đối với tội buôn lậu ma túy?

Theo Harm Reduction International (HRI), một tổ chức phi chính phủ tập trung nghiên cứu về tình hình ma túy, ba mươi hai nước, tính cả dải Gaza, áp dụng hình phạt tử hình đối với tội buôn lậu ma túy. Tất cả các nước này ngoại trừ bốn nước (Mỹ, Cuba, Sudan và Nam Sudan) đều thuộc châu Á hay Trung Đông. Nhưng ở hầu hết các nước này việc thi hành án tử hình là cực kỳ hiếm. Mười bốn nước, bao gồm cả Mỹ và Cuba, quy định hình phạt tử hình với tội danh buôn lậu ma túy trong luật nhưng không áp dụng trong thực tế. Theo phân tích gần đây nhất của tổ chức HRI, chỉ có sáu nước gồm Trung Hoa, Iran, Ảrập Xêút, Việt Nam, Malaysia và Singapore là thường xuyên thi hành án tử hình với tội phạm ma túy . (Indonesia sẽ sớm gia nhập danh sách này sau vụ hành quyết gần đây.) Dữ liệu tại Iraq, Libya, Triều Tiên, Sudan, Nam Sudan và Syria không rõ ràng (murky).

Những vụ hành quyết tội phạm buôn lậu ma túy đang ngày càng phổ biến. Theo một tính toán của truyền thông Úc, trong giai đoạn 1999 - 2014, Indonesia chỉ tiến hành bảy đợt hành quyết tội phạm buôn lậu ma túy, Nhưng kể từ khi nhậm chức cách đây sáu tháng, Tổng thống Joko Widodo đã giám sát 14 vụ, như một phần nỗ lực của ông trong cuộc chiến chống nghiện ma túy tại đất nước mình. (Bất chấp thực tế là một số tử tù mới bị hành quyết gần đây buôn lậu ma túy ra khỏi Indonesia, chứ không phải mang ma túy vào đất nước này.) Theo Tổ chức Ân xá Quốc tế, án tử hình vì buôn lậu ma túy tại Iran còn tăng nhiều hơn thế, nước này đã hành quyết gần 100 kẻ buôn lậu ma túy trong năm 2008, nhưng chỉ trong vòng bốn tháng đầu năm nay con số đó đã là 241. Ở Iran chỉ cần sở hữu 30g ma túy tổng hợplà đã bị treo cổ. Trung Hoa được coi là nước tử hình nhiều tội phạm ma túy hơn bất kỳ nước nào khác. Quốc gia này không công bố số liệu thống kê các vụ tử hình, nhưng trong năm tháng đầu năm 2014 số vụ án ma túy đã cao hơn so với cùng kỳ năm trước 27%. Những người ủng hộ nhân quyền giờ đây lo ngại về Pakistan khi quốc gia này xóa bỏ lệnh cấm án tử hình hồi đầu năm. Có khoảng 8.000 tử tù ở q Pakistan, bao gồm cả số lượng không rõ tội phạm buôn lâu ma túy.

Biện pháp thắt chặt hình phạt này của châu Á trái ngược với biện pháp nới lỏng ở phương Tây. Buôn bán cannabis (ma túy làm từ cây gai dầu), sẽ bị chém đầu ở Ả rập Xêút, nhưng lại được hợp pháp hóa cho sử dụng với mục đích giải trí ở bốn tiểu bang của Mỹ, cũng như ở Uruguay, và đã được nới lỏng lệnh cấm ở nhiều nước châu Âu và châu Mỹ Latin. Nghiện heroin ngày càng được coi là một bệnh chứ không phải là tội: các nước giàu luôn có sẵn kim tiêm sạch và một vài nước, trong đó có Vương quốc lien hiệp Anh và Thụy Sĩ, thậm chí còn kê đơn heroin cho một số ít người nghiện ma túy. Trong hầu hết các lĩnh vực chính sách xã hội, khác biệt về chính sách nội bộ như vậy không quá quan trọng. Nhưng trong vấn đề thuốc phiện, một ngành kinh doanh đang không ngừng trở nên toàn cầu hóa, các phương cách tiếp cận khác biệt lớn sẽ dẫn đến sự cách biệt khó chịu giữa Đông và Tây.

Phương Thùy
The Economist

Tags: economics

3 Comments

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc