Thể thao người khuyết tật ở Nhật Bản: Câu lạc bộ võ thuật

True mettle. Photo credit: the Economist.

Một nhóm đấu vật chuyên nghiệp Nhật Bản đang thách thức các định kiến.

Những triệu chứng của bệnh bại não đồng nghĩa với việc khi Shintaro Yano vật lộn, anh không thể di chuyển nhanh chóng hay dễ dàng tóm được đối thủ của mình, nhưng điều này không quan trọng ở Doglegs, nhóm 20 đô vật khuyết tật nặng ở Tokyo. Một cuộc cãi vã giữa anh Yano và một người khuyết tật khác đã tạo cảm hứng cho Yukinori Kitajima, một công nhân khuyết tật nhưng sung sức và tráng kiện, bắt đầu giải đấu vào năm 1991.

Cả hai người cùng cho biết, mục đích của giải đấu là giải trí cho mọi người, cũng như “xóa bỏ” hình ảnh tiêu cực về người khuyết tật ở Nhật Bản. Trong những năm gần đây, mặc dù người khuyết tật đã được đối xử tốt hơn nhưng trẻ em khuyết tật vẫn bị đẩy vào các trường riêng biệt. Những người khuyết tật trưởng thành thường bị giữ ở nhà.

Một số người phàn nàn rằng Doglegs không chỉ nguy hiểm (đấu vật được coi là quá khắc nghiệt, thậm chí ở cả Thế vận hội dành cho người khuyết tật - Paralympic Games), mà còn gợi lại “truyền thống” tàn nhẫn của Nhật Bản về việc “trưng bày” những người bị biến dạng. Nhưng các nhà vận động khác cho quyền của người khuyết tật tán thành. Theo ông Koji Onoue thuộc Tổ chức Người khuyết tật toàn cầu chi nhánh Tokyo - một tổ chức phi chính phủ, giá trị gây kinh ngạc của Doglegs có thể làm thay đổi thái độ mạnh mẽ hơn so với các hình thức vận động thông thường.

Nhóm này vẫn còn ít được biết đến ở Nhật Bản, nhưng một bộ phim tài liệu bằng tiếng Nhật mới đây do Heath Cozens - nhà làm phim đến từ New Zealand - thực hiện đang ngày càng thu hút nhiều khán giả khỏe mạnh. Các đô vật khuyết tật không chỉ thi đấu với nhau mà còn thi đấu với các thí sinh khỏe mạnh với chân hoặc tay bị kẹp chặt. Anh Yano đã thách đấu anh Kitajima nhiều lần, và bị đánh bại thê thảm.

Doglegs đôi khi làm mọi người vui cười, như khi anh Koji "L'Amant" (Người tình) Ohga, người hầu như không thể đi lại được, mặc một chiếc váy xuất hiện trên vũ đài. Anh nói anh đấu vật vì “nó rất thú vị”. Khi vợ của anh đưa anh về sau trận đấu mới đây nhất của anh, bình luận viên của trận đấu nói anh Ohga và gia đình nên đến Thế vận hội Tokyo 2020 và mặc một chiếc áo phông Doglegs.

Đoàn Khải
The Economist

Tags: japan

Post a Comment

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc