Kế hoạch tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ

Hầu hết trên khắp nước Mỹ, các em bé 9 tuổi bắt đầu học lớp bốn chưa hiểu được sự hấp dẫn của việc tăng lãi suất Dự trữ Liên bang Cục Dự trữ Liên bang - Fed, Ngân hàng Trung ương Mỹ, lần cuối cùng gần đây nhất tăng lãi suất là vào tháng 6 năm 2006, bằng 25 điểm cơ bản lên 5,25%. Chẳng bao lâu sau, ngân hàng này phải đảo ngược chính sách trên, do vỡ bong bóng bất động sản dẫn tới cuộc Tổng Suy trầm; từ tháng 12 năm 2008, lãi suất cơ bản của Fed đã được ấn định ở giữa mức 0,0% và 0,25%. Tuy nhiên, điều đó có thể thay đổi. Ngày 29 tháng 8, bài phát biểu của Stanley Fischer (ảnh), Phó Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang, đã không có dấu hiệu nào cho thấy Fed đã bị những chao đảo thị trường gần đây cản trở việc thực hiện kế hoạch tăng lãi suất trong năm nay, và có lẽ sẽ là tại cuộc họp tiếp theo , vào ngày 16-17 tháng 9. Vì sao Fed định tăng lãi suất?

Cục Dự trữ Liên bang có nhiệm vụ thiết lập chính sách tiền tệ nhằm đáp ứng các yêu cầu bắt buộc Quốc hội đặt ra cho việc "toàn dụng nhân công" và "giá cả ổn định". Từ lâu, Fed xác định rằng cách tốt nhất để đáp ứng những yêu cầu đó là nhắm tới tỉ lệ lạm phát mục tiêu khoảng 2%; năm 2011, Fed chính thức đặt mục tiêu mức tăng 2% hằng năm trong chỉ số giá cho các khoản chi tiêu dùng cá nhân (thường được gọi là lạm phát PCE). Các quan chức Fed cho rằng khi nền kinh tế yếu kém, lạm phát sẽ giảm, trong khi khi nền kinh tế tiến gần tới toàn dụng nhân công, tiền lương tăng sẽ đẩy lạm phát tăng theo. Do đó, việc giữ lạm phát gần mức 2% sẽ giữ cho nền kinh tế tăng trưởng lành mạnh. Fed tăng lãi suất cơ bản (gọi là lãi suất quỹ liên bang) khi nền kinh tế đang tăng trưởng quá nhanh; từ đó sẽ khuyến khích mọi người chi tiêu ít hơn và tiết kiệm nhiều hơn, từ đó làm chậm lại sự tăng trưởng của nền kinh tế và giảm áp lực lạm phát. Khi nền kinh tế tăng trưởng quá chậm, nó giảm lãi suất quỹ Fed. Kể từ năm 2008, khi lãi suất cơ bản giảm xuống gần bằng 0 và không thể cắt giảm thêm nữa, thay vào đó, Fed đã khuyến khích đầu tư và chi tiêu bằng các phương thức khác như mua trái phiếu chính phủ nhằm giảm lãi suất dài hạn.

Giờ đây, Fed tin rằng thời gian cho những biện pháp bất thường này đã qua và đã đến lúc bắt đầu nâng lãi suất. Bảy năm sau cuộc khủng hoảng tài chính, nguồn lực tài chính của các hộ gia đình và các ngân hàng được cải thiện đồng nghĩa với việc tỉ lệ lãi suất cao hơn một chút sẽ không tạo ra quá nhiều tác động xấu. Mức lạm phát kì vọng, lạm phát PCE, vẫn còn thấp hơn xa so với mục tiêu 2%; trong năm tính đến tháng Bảy, mức này chỉ tăng 0,3%, hoặc chỉ 1,2% nếu các thành phần như thực phẩm và năng lượng được loại trừ. Nhưng thị trường việc làm của Mỹ đã thực sự bùng nổ. Các doanh nghiệp tạo ra thêm gần 3 triệu lao động trong vòng 12 tháng qua, và tỉ lệ thất nghiệp là 5,3%, gần mức các quan chức Fed kì vọng mức tăng lương sẽ tăng nhanh. Các chuyên viên Fed chỉ ra rằng lạm phát gần đây bị neo ở mức thấp do các yếu tố một lần như giá dầu giảm và đồng đô-la tăng cao, mà những tác động của chúng sẽ sớm biến mất. Họ cũng lưu ý rằng tỉ lệ lãi suất thấp có thể khuyến khích những khoản đầu tư rủi ro, là nền móng của sự tàn phá tài chính trong tương lai, và họ lo lắng nếu lạm phát được phép tăng trên 2% người dân có thể mất lòng tin vào khả năng của Fed trong việc giữ giá tăng trong tầm kiểm soát, điều này có thể dẫn đến tỉ lệ lạm phát còn cao hơn và biến động hơn nhiều. Do đó, Fed dự kiến ​​sẽ tăng lãi suất một hoặc hai lần trước khi kết thúc năm: có lẽ 0,25% trong tháng 9 và 0,5% trong tháng 12.

Tuy nhiên, việc tăng lãi suất cũng tiềm ẩn rủi ro. Dù tỉ lệ thất nghiệp thấp, nhưng cho đến nay tốc độ tăng lương vẫn rất khiêm tốn. Điều đó cho thấy lạm phát do lương đẩy có thể vẫn chưa hoàn toàn sai (yet be some way off?) và thị trường lao động của Mỹ vẫn còn xa điểm "toàn dụng nhân công". Trước kia, Fed đã quá lạc quan về lạm phát; cuối cùng họ phải liên tục khởi động lại các chương trình mua tài sản sau khi lạm phát không tăng và ở gần mức mục tiêu khi việc mua tài sản bị cắt giảm. Động thái tiến tới thắt chặt tiền tệ của Fed cũng đã làm mất ổn định thị trường toàn cầu, chèn ép các nền kinh tế mới nổi, gây áp lực giảm giá cả hàng hóa và đẩy mạnh đồng đô-la; do đó lãi suất tăng có thể đảm bảo rằng các yếu tố đang làm giảm lạm phát không phải là các yếu tố một lần. Nhưng điều thực sự khiến Fed tạm dừng lại là sự không cân xứng của các rủi ro mà họ phải đối mặt. Nếu họ chờ đợi quá lâu rồi mới tăng lãi suất thì lạm phát có thể tăng tới 3% hoặc 4%. Nhưng lạm phát tạm thời tăng cao lại không phải là một mối đe dọa lớn đối với nền kinh tế Mỹ, và Fed có khả năng vô hạn trong việc nâng lãi suất để kiềm chế tăng giá. Tuy nhiên, nếu họ tăng lãi suất quá sớm thì sau đó lạm phát quá thấp có thể nhanh chóng biến thành giảm phát, và Fed sẽ có rất ít cơ hội để cắt giảm lãi suất trước khi trở về mốc 0 - và cũng là quay về một thế giới bất định với chính sách tiền tệ không chính thống. Có thể dễ dàng hiểu rằng các quan chức Fed muốn đưa tỉ lệ lãi suất trở về mức thông thường. Nhưng nếu họ hành động quá sớm, họ có thể không được hoạt động một cách thông thường trong thời gian dài.

Hồng Dung
The Economist

Tags: economics

1 Comments

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc