Nhà tù ở Nhật Bản: Những tiếng thét câm lặng

Bathhouse, Abashiri Prison Museum. Photo courtesy David McKelvey.

Nguồn: Japan’s prisons: Silent screams, The Economist.

Biên dịch: Phương Thanh | Hiệu đính: Hồng Dung

Vì sao bạn có thể thích một nhà tù ở Bangkok hơn là một nhà tù ở Chiba?

Giống như phần còn lại của Nhật Bản, các nhà tù nước này thường rất sạch sẽ, an toàn và ngăn nắp như viện dưỡng lão. Tuy nhiên, sau khi đã khảo sát một số các nhà tù hình sự khét tiếng trên thế giới, các nhà cải cách cho rằng nhà tù ở Nhật Bản được coi là một trong những nơi tàn bạo nhất về tâm lý đối với các phạm nhân.

Các tù nhân trước đây khắc họa lên những luật lệ hà khắc. Giao tiếp bằng mắt với cai ngục thường bị cấm hoặc nếu được phép thì phải tỏ ra hết sức niềm nở. Một số việc bắt buộc phải làm trong tù thường rất nhàm chán – ví dụ như gấp đi gấp lại mảnh giấy làm tám rồi lại mở ra. Nói chuyện bị cấm phần lớn thời gian trong ngày. Đọc sách đôi khi được phép.

Toshio Oriyama là một chủ nhà hàng đã phải ngồi tù 22 năm vì một vụ giết người mà ông luôn khẳng định mình vô tội. "Bạn không được tự tiện làm bất kì điều gì ngoại trừ hít thở," ông nói; thậm chí chỉ là đứng lên cũng phải xin phép cai ngục. Hầu hết thời gian ở tù, ông Oriyama phải ngồi khoanh chân, đau đớn; và "khi chúng tôi đi tắm, hầu như mông của các tù nhân đều thâm như bị loét" do ngồi một chỗ quá lâu. Một hình phạt phổ biến đối với tù nhân phạm tội nhẹ là biệt giam, nơi ông Oriyama đã phải ngồi đối diện nhìn hướng ra cửa cả ngày dài. Hai người ở cùng phòng giam với ông đã tự treo cổ sau khi không còn được coi là những tù nhân cải tạo tốt, ông nói.

Còn gì tồi tệ hơn là tử tù. Họ chờ đợi trong biệt giam, đôi khi là rất nhiều năm. Họ không được biết khi nào sẽ bị xử tử; phạm nhân thức dậy mỗi ngày và không biết đó có phải là ngày cuối cùng của họ hay không. Sakae Menda, người được miễn tội giết người và được thả vào năm 1983, có lần tả "tim bạn sẽ đập thình thịch" như thế nào khi cai ngục dừng lại trước cửa phòng giam mỗi buổi sáng.

Người dân bình thường ở Nhật Bản thường không nhận thức được hoặc không băn khoăn về sự tàn ác của hệ thống khung hình phạt tại nước họ. Các phương tiện truyền thông thường coi phán quyết của thẩm phán là "tiếng nói của thiên đàng", ông Ichiro Hara-giám đốc sản xuất của chương trình "The Scoop Special", một chương trình tin tức từ TV Asahi, phát biểu và đã thu hút sự chú ý của mọi người đến những án oan. Người dân Nhật Bản có xu hướng tư đặt mình vào vị trí của phạm nhân, chứ không phải nghi phạm, theo lời của ông Kana Sasakura, một giáo sư luật cố gắng lật lại những vụ án oan. Chưa có bất kì một sức ép dân sự trên diện rộng nào đối với việc cải cách.

Việc rà soát trên diện rộng tư pháp hình sự, và thậm chí cả việc xóa bỏ án tử hình, gần thành hiện thực khi Đảng Dân chủ Nhật Bản lên nắm quyền vào năm 2009. Nhưng kể từ khi Đảng Dân chủ Tự do theo khuynh hướng bảo thủ trở lại nắm quyền vào cuối năm 2012, các vụ hành quyết đã tăng nhanh hơn, trong khi chính phủ ủng hộ các công tố viên và cảnh sát mạnh mẽ hơn. Chính phủ thậm chí còn đang cố gắng thắt chặt chế độ đối với những đối tượng chưa thành niên, mặc dù tỉ lệ tội phạm giảm.

Thay đổi có thể bắt đầu từ các vị thẩm phán. Vị thẩm phán trả tự do cho Iwao Hakamada đã đi xa tới mức buộc tội các cơ quan chính quyền đã ngụy tạo bằng chứng, dù từ rất lâu rồi. Các nhà vận động hi vọng ông có thể đảo ngược được các phán quyết sai trái khác. Một thẩm phán khác người sau đó đã chỉ trích các kỹ thuật thẩm vấn, là một trong ba người đưa ra bản án tử hình cho ông Hakamada. Nhưng như các nhà vận động nói, rất nhiều người chỉ nhận ra lương tâm khi gần nghỉ hưu và không có cơ hội thăng tiến nữa.

Tags: japan

Post a Comment

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc