Anh em nhà Wright

'Anh em nhà Wright', David McCullough
by Daniel Okrent, ngày 4 tháng 5 năm 2015,

Đã gần nửa thế kỷ kể từ khi David McCullough xuất bản cuốn "The Johnstown Flood" ("Trận lũ lịch sử ở Johnstown") và từ đó bắt đầu sự nghiệp như là bậc thầy vô song về viết sử đại chúng. Cuốn sách thứ 10 của ông, "Anh em nhà Wright", không có được sức ảnh hưởng như những cuốn sách trước đó, chỉ tập trung chủ yếu vào một khoảng thời gian ngắn trong cuộc đời của anh em nhà Wright, cũng như không còn chứa đựng tầm nhìn vĩ đại khiến những tác phẩm đó vừa tham vọng vừa hấp dẫn người đọc. Tuy nhiên, đây vẫn là một McCullough không thể nhầm lẫn: một câu chuyện có tầm quan trọng vượt thời gian, được kể với sự đồng cảm và trôi chảy khác thường.

Câu chuyện bắt đầu không mấy hấp dẫn. Khoảng 30 trang đầu tiên là những hồi ức rời rạc về những năm tháng niên thiếu của anh em nhà Wright. Nhưng rồi Wilbur khi ấy 32 tuổi viết một bức thư cho
Viện Smithsonian, yêu cầu nhận được bất kỳ tài liệu nào mà họ có, hoặc biết, liên quan đến việc bay của con người. "Tôi là một người say mê", ông trấn an ngay, dù người mở thư có là ai, “nhưng không phải là một kẻ lập dị bởi tôi có một số lý thuyết để làm được chính xác một chiếc máy bay."

Did he ever. Trong trường thiên tiểu thuyết mà McCullough kể về anh em nhà Wright này, không có sự kiện ngẫu nhiên hay bất ngờ nào thay đổi con đường sự nghiệp của họ. Ngoại trừ tình huống nguy cấp bất ngờ khi Orville gặp tai nạn khủng khiếp trong một chuyến bay của mình, cuốn sách còn thậm chí không nói đến bất kỳ sự may mắn nào (mà hai anh em nhận được). Không ai trong hai người học đại học, và cũng không được đào tạo về vật lý hoặc kỹ thuật, nhưng mỗi bước đi của họ không chỉ đúng, mà trong nhiều trường hợp còn rất xuất sắc và luôn đầy tính sáng tạo. Dù mỗi bước đi này đều đạt được nhờ sự kiên nhẫn tột cùng và sự tỉ mỉ đến từng chi tiết, điều đó cũng không thay đổi cách ta có thể gọi những gì anh em nhà Wright , đặc biệt là Wilbur, sở hữu: thiên tài.

McCullough cho thấy những tính toán không ngừng, ứng dụng kiểm nghiệm và tính toán lại đã giúp anh em nhà Wright xác định được hình dạng thích hợp của cánh máy bay, các cách xử lý lực cản của gió, và phương pháp cân bằng trọng lượng của động cơ như thế nào. Họ thiết kế một ống khí động học từ một hộp gỗ và một quạt chạy bằng khí, và vận dụng một tư duy tuyệt vời để tạo ra một cánh quạt độc đáo. Khi không có nhà sản xuất ôtô nào có thể cung cấp cho họ một động cơ thích hợp, họ đã hợp tác với một thợ cơ khí địa phương để thiết kế một động cơ cho riêng mình. Ngay cả giải pháp của họ cho vấn đề nan giải như làm thế nào để phóng một cỗ máy rời rạc không có bánh xe vào không trung — về cơ bản, mô phỏng theo máy bắn đá thời trung cổ — là một minh họa điển hình cho sự sáng tạo trong tư duy và sự ăn ý trong phối hợp công việc của họ.

"Hai người sống trong cùng một nhà", McCullough viết, "cùng ăn, cùng làm việc sáu ngày một tuần, giữ tiền trong một tài khoản ngân hàng chung, thậm chí 'nghĩ cùng nhau', (lời của Wilbur)". Không ai trong hai anh em đã từng kết hôn hay, dường như, chưa từng có những mối quan hệ lãng mạn nào. Người phụ nữ quan trọng nhất trong cuộc đời của họ là cô em gái, Katharine. Người ta sẽ nghĩ sự tận tâm kiên định của cô với hai người anh xuất chúng là sáo rỗng nếu không có các bằng chứng trong những bức thư của cô với hai anh trai. Những lá thư này chiếm một phần lớn trong các ghi chép về những gì đã xảy ra tại thị trấn Kitty Hawk, bang North Carolina, là tư liệu lý tưởng cho câu chuyện của McCullough khi ông viết về những câu chuyện xảy ra trên dải đất ven biển này.

Anh em nhà Wright đã nhận được thiện ý và sự hỗ trợ nhiệt tình từ một số gia đình địa phương nằm rải rác dọc theo chuỗi đảo Outer Banks, mà nếu không có được như vậy thì họ như thể đang sống trên mặt trăng. Họ đã phải đào sâu xuống đất để lấy nước uống. Họ tự xây chỗ trú và bắt cá để ăn. Giữa những trận gió lớn, Orville nói với Katharine, "cát gần như khiến bọn anh không nhìn được gì. Chúng thổi thành từng đám trên mặt đất". Vào những lúc khác, muỗi xuất hiện "như một đám mây khổng lồ, gần như che cả mặt trời" và "cắn bọn anh xuyên qua cả đồ lót và tất." Trong những lần tạm trú ở Kitty Hawk — họ hạ trại ở đó năm lần trong chín năm — hai anh em sống trong sự cô lập ảm đạm, thường tới 10 tuần mỗi lần.

Nhưng gian khổ không ảnh hưởng đến anh em nhà Wright. Họ biết họ đang làm điều gì đó mang tính lịch sử. Và từ khoảnh khắc chuyến bay đầu tiên thành công — 12 giây nổi tiếng đó vào ngày 17 tháng 12 năm 1903 — họ biết nó sẽ mang lại giá trị tài chính khổng lồ.

Những gì xảy ra sau sự kiện ở Kitty Hawk, ở chừng mực nào đó, trở thành phần khó tin nhất trong câu chuyện của họ. Thật bẽ bàng, thành công của họ hầu như không thu hút được sự chú ý nào mãi cho đến năm 1906, khi Tạp chí Khoa học Mỹ nghi ngờ sự trung thực của họ — tạp chí này cho rằng, nếu họ đã thực sự bay được thì giờ này các phóng viên đã cho cả thế giới biết rồi. Nhưng vào năm 1904 và 1905, hai anh em đã thực hiện hơn 150 chuyến bay riêng lẻ, một trong số đó kéo dài 38 phút và bay được 24 dặm — không phải ở Kitty Hawk xa xôi mà trên một vùng đất trống, cách khu đô thị sầm uất Dayton, Ohio 40 phút đi xe điện.

Các nhà báo có biết được những nỗ lực của họ thì cũng không tin những gì mình nghe được. Và nếu họ cất công đi điều tra, họ dường như vẫn không tin vào mắt mình. Tương tự như vậy, khi một nghị sĩ giúp anh em nhà Wright tiếp cận Bộ Chiến tranh để thăm dò xem quân đội có quan tâm tới thành công của họ hay không, họ chỉ nhận được những cái ngáp dài. Điều đó không có nghĩa là hai anh em đã thực sự hiểu rõ (had a grip on?) tiềm năng quân sự của các chuyến bay có người lái: Trong thư, họ cho rằng một ngày nào đó máy bay sẽ có thể được sử dụng để "trinh sát và truyền tin trong thời chiến."

Cuối cùng, họ đã được cấp bằng sáng chế cho Máy bay Wright vào năm 1906. Một năm sau đó, Wilbur đến Paris, tham gia những cuộc đàm phán mờ ám trong vòng sáu tháng với chính phủ Pháp. Khi không cần phải né tránh các phóng viên, ông dành phần lớn thời gian của mình đi thăm thành phố và các bảo tàng. (Ông đặc biệt thích bầu trời trong xanh ở Corot.) Mãi cho đến mùa xuân năm 1908, anh em nhà Wright mới nhận được sự chú ý từ chính nước Mỹ. Gần năm năm sau bước đột phá mang tính thời đại đó, họ trở về Kitty Hawk để giới thiệu máy bay tới báo chí. Thậm chí khi đó, một phóng viên vẫn viết, "cảnh tượng con người bay được quá đỗi sửng sốt, gây hoang mang đến mức... tất cả chúng tôi đều đứng im như tượng."

"Anh em nhà Wright" không hề là một cuốn tiểu sử, gói gọn hai năm cuối đời của Wilbur (ông chết vì bệnh thương hàn vào năm 1912) và 38 năm của Orville chỉ trong tám trang. Chúng ta đều biết rằng khi Katharine kết hôn, ở tuổi 52, Orville đã gần như tuyệt giao với cô, chỉ bớt gay gắt khi cô đã trong cơn hấp hối trên giường bệnh. Các vụ kiện gây nhiều tranh cãi về bằng sáng chế cũng được đề cập, nhưng không được khai thác chi tiết; sự tích lũy và giàu có của hai anh em được nói tới, nhưng trong hoàn cảnh nào thì cũng không được giải thích. Năm 1910, Wilbur nói với một cộng sự thân cận, "Về mặt đạo đức, tôi cho rằng thế giới có được sự sử dụng phổ biến hệ thống điều khiển bay theo hướng ngang là hoàn toàn do chúng tôi." Người cộng sự trả lời, "Anh bạn, tôi e là phán đoán sâu sắc thường thấy của anh giờ đã bị bẻ cong bởi ham muốn giàu có rồi." Trong phần kết ngắn gọn của mình, McCullough cho chúng ta biết trong những năm cuối đời, Wilbur bị bủa vây bởi "các vấn đề kinh doanh và các vụ kiện gay gắt." Khi đọc xong cuốn sách, tôi vội vã tra Wikipedia để tìm hiểu thêm — và khi một độc giả phải tìm đến Wikipedia, có nghĩa là anh ta rất hào hứng.

Nhưng giờ đây tôi đang bận tâm vì một điều vô ích: Tại sao lại điểm cuốn sách mà tác giả không viết cơ chứ? David McCullough chỉ quan tâm đến một điều duy nhất, đó là làm thế nào mà hai con người đến từ Ohio, chỉ với kiến thức tự học lại có thể thực hiện được khao khát cả loài người đã ấp ủ trong nhiều thế kỷ. "Anh em nhà Wright" chỉ đơn thuần là vậy: một câu chuyện, được kể một cách xuất sắc, về những gì có thể là thành tựu đáng kinh ngạc nhất mà nhân loại từng thực hiện. Như nam diễn viên hài Louis C.K. đã trách những người phàn nàn về sự bất tiện và sự xuống cấp của du lịch hàng không hiện đại: "Bạn đang ngồi. Trên một chiếc ghế. NGAY GIỮA KHÔNG TRUNG đấy!!"

Câu này nói lên rất nhiều điều. Bằng chính câu chuyện của mình, "Anh em nhà Wright" đã cất cánh.

Minh Thu
NYTimes

9 Comments

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc