Vì sao người Đức phản đối thương mại tự do?

Ít có nước nào hưởng lợi từ thương mại quốc tế như nước Đức, theo Viện Ifo, thặng dư tài khoản vãng lai của nước này sẽ đạt kỷ lục cao nhất từ trước đến nay là 310 tỷ USD, nhờ ngành xuất khẩu mạnh và đồng tiền suy yếu (do khó khăn của các nước hàng xóm phương nam). Tuy nhiên, ngày 17/9, khoảng từ 100.000 đến 250.000 người Đức biểu tình rầm rộ ở các thành phố trên khắp cả nước để phản đối Hiệp định Đối tác Thương mại và Đầu tư xuyên Đại Tây Dương (TTIP) đang được Mỹ và EU đàm phán.

Lý do, người dân Đức không muốn thay đổi, họ coi nền kinh tế của nước họ đang ở tình trạng tốt, thay đổi nguyên trạng, ví dụ một hiệp định thương mại mới, sẽ là nguy cơ đối với những quyền lợi đang có hơn là cơ hội để cải thiện số phận, họ cho rằng TTIP sẽ tước đi (curtail) quyền lợi người tiêu dùng, khiến việc bảo vệ dữ liệu và môi trường bị tổn hại (compromised) và làm xấu đi tình trạng lao động. Họ cho rằng tạo ra những tòa án trọng tài quốc tế siêu quốc gia mới để các giải quyết tranh chấp thương mại sẽ trao quyền cho các tập đoàn toàn cầu lớn, gây thiệt hại cho người tiêu dùng và doanh nghiệp nhỏ.

Trong khi các nhà đám phán không nói lên được/nâng cao nhận thức của mọi người về lợi ích của TTIP (như giảm giá hàng hóa, thêm lựa chọn tiêu dùng, hài hòa hóa các tiêu chuẩn/chuẩn mực mang lại lợi ích cho DNNVV, tạo thêm việc làm), các tổ chức chống toàn cầu hóa như Attac còn thổi bùng lên những mối e ngại của người dân, lan truyền email và internet memes các câu chuyện đáng sợ về nhập khẩu hàng loạt gà nhiễm chlorine, hay làm các cửa hàng sách độc lập biến mất, thậm chí còn thuê xe chở người biểu tình...

1 Comments

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc