Hủ tục cắt âm vật tại Ai Cập

Bớt chút “thuần khiết”, đi chặng đường dài. Photo courtesy Marten Kuilman.

Cuối cùng chính phủ cũng ban hành lệnh cấm đối với nghi thức cổ hủ và độc ác này.

Cha mẹ của Bedur Shaker đã làm điều mà các cha mẹ hiện đại nên làm. Thay vì thuê một nữ hộ sinh truyền thống, hay một thợ hớt tóc trong làng, họ đã đưa cô con gái 11 tuổi của mình đến một phòng khám tư nhân để cô bé được “thanh tẩy”, từ đó có cơ hội hôn nhân tốt hơn. Nhưng cuộc phẫu thuật có chi phí thông thường là 9 đô-la đó đã đưa cô bé đến một kết cục bi thảm. Trước khi bác sĩ dùng dao mổ để cắt bỏ âm vật của cô bé, em đã chết vì thuốc gây mê.

Nhưng cái chết của Bedur không hề vô ích. Sự phẫn nộ phản đối kịch liệt diễn ra sau đó đã buộc Bộ trưởng Y tế Ai Cập phải thông báo một lệnh cấm chính thức và triệt để đổi với hủ tục cắt âm vật này (female genital mutilation-FGM). Ngoài ra, đạo luật thế tục này đang nhận được sự ủng hộ của các giáo sĩ đạo Hồi và Kitô giáo hàng đầu của đất nước. Đại Mufti, chức quan cao nhất có quyền đưa ra các ý kiến về giáo luật của đạo Hồi, đã tuyên bố trên truyền hình rằng: tục cắt âm vật đã bị cấm, thậm chí ông còn nhắc lại tới ba lần để nhấn mạnh.

Các nhà chức trách y tế của Ai Cập đã đề cập đến việc kiểm soát hủ tục này ngay từ những năm 1950. Mười một năm trước, sau khi những cảnh quay kinh hoàng miêu tả sự đau đớn khi bị cắt âm vật của một cô gái được phát sóng trên truyền hình, Bộ Y tế nước này đã cấm các bác sĩ thực hiện kiểu phẫu thuật như vậy, ngoại trừ những trường hợp đặc biệt. Nhưng nghi thức cổ xưa này, thường thấy ở khu vực thung lũng sông Nile và các vùng khác của châu Phi, vẫn đặc biệt phổ biến ở Ai Cập. Một cuộc khảo sát trên toàn quốc vào năm 2005 cho thấy: 97% phụ nữ đã kết hôn khẳng định mình có cắt âm vật.

Tuy nhiên, như ở một số nơi khác của châu Phi, tư tưởng của người dân Ai Cập đã có chút thay đổi. Từ năm 1995, tỷ lệ các bà mẹ ủng hộ việc cắt âm vật đã giảm từ 82% xuống còn 68%. Trong số những phụ nữ có học thức và giàu có, tỷ lệ nhóm ủng hộ giờ chỉ còn một phần ba. Tuy nhiên, một xu hướng đáng lo ngại hơn chính là: hai phần ba các ca phẫu thuật là do bác sĩ thực hiện. Rõ ràng, giới y tế ở Ai Cập đã lợi dụng lỗ hổng trong các lệnh cấm trước đó, được để mở do chính phủ lo ngại cha mẹ sẽ khiến các con gặp nguy hiểm vì mời thầy lang, nên cho phép họ tới tìm các bác sĩ đã qua đào tạo.

Phần lớn người dân Ai Cập đều tin rằng: cắt bỏ âm vật là hành động được thần linh chấp thuận. Điều này cho thấy sức mạnh của các giáo sĩ bảo thủ khi gọi sự chống đối hủ tục này là phản bội đức tin. Nhưng có lẽ giờ đây khi các bác sĩ có nguy cơ bị truy tố còn các linh mục bị ô danh, thông điệp này cho thấy bớt một chút ít "thuần khiết" là thêm một chút nhân đạo.

Lưu Thúy
The Economist

Tags: sex

1 Comments

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc