John Pierpont "Jack" Morgan, Jr.

John Pierpont "Jack" Morgan, Jr., cũng gọi là J.P. Morgan Jr. (07/9/1867 - 13/3/1943), là ông chủ ngân hàng, giám đốc tài chính, và một nhà hảo tâm người Mỹ. Morgan Jr. thừa hưởng tài sản và tiếp quản công việc kinh doanh của gia đình trong đó có tập đoàn J.P. Morgan & Co. sau khi cha ông, J.P. Morgan, qua đời.

Học tại trường St. Paul và sau đó là Harvard, ông được đào tạo để trở thành một giám đốc tài chính. Ông cũng từng làm việc cho cả cha và ông nội của mình. Điều này giúp ông rất nhiều khi trở thành một nhà tư vấn tài chính ngân hàng và làm giám đốc của một số công ty. Ông ủng hộ Bệnh viện Hộ sinh New York, Hội Chữ thập đỏ, Giáo hội Anh giáo, và tài trợ một khoản tiền lớn cho việc sưu tầm sách hiếm và bản thảo cho các bộ sưu tập tại Thư viện Morgan.

Morgan đạt được thỏa thuận để công ty mình trở thành nhà cung cấp vũ khí duy nhất cho chính phủ Anh và Pháp trong Thế chiến I. Kết quả là
ngân hàng của Morgan thu về được số tiền hoa hồng trị giá 1% của đơn hàng 3 tỷ USD, tức 30 triệu USD. Morgan cũng là một nhà môi giới tài chính tài trợ cho các chính phủ nước ngoài trong và sau chiến tranh.

Tiểu sử
Morgan, Jr. sinh ngày 7 tháng 9 năm 1867 ở Irvington, New York, là con của J.P. Morgan và Frances Louisa Tracy. Ông tốt nghiệp Đại học Harvard năm 1886, nơi ông là một thành viên của Delphic Club, trước đây được gọi là Delta Phi.

Năm 1890, Jack kết hôn với Jane Norton Grew (qua đời năm 1925), con gái của Henry Sturgis Grew, ông chủ của nhiều ngân hàng và nhà máy tại Boston. Bà là dì của Henry Grew Crosby. Cùng nhau, họ có bốn người con: Junius Spencer Morgan III; Henry Sturgis Morgan, người đồng sáng lập Morgan Stanley; Jane Norton Morgan Nichols, và Frances Tracy Pennoyer. Người con thứ năm, Alice đã qua đời năm 1918 vì sốt thương hàn.

Sự nghiệp
Jack Morgan đi bộ bên cạnh cha mình J.P. Morgan trong bức ảnh cuối cùng được biết của cả hai người (khoảng năm 1913)

Morgan con, giống như cha mình, không ưa giới truyền thông và đã dành nhiều tâm sức để tiếp tục các chương trình từ thiện của cha. Năm 1905, cha ông mua lại Guaranty Trust để cố gắng củng cố hệ thống ngân hàng của thành phố New York. Sau khi cha ông qua đời vào năm 1913, ngân hàng trở thành cơ sở chính của Jack.

Thế chiến I
Morgan đóng vai trò nổi bật trong việc tài trợ Thế chiến I. Sau khi Thế chiến bùng nổ, ông thực hiện khoản vay đầu tiên trị giá 12 triệu USD cho Nga. Năm 1915, một khoản vay khác trị giá 500 triệu USD được dành cho Pháp. Sự liên quan tới lợi ích của cả Anh và Pháp càng làm dấy lên nghi ngờ rằng ngân hàng đang có âm mưu cứu vãn các khoản cho vay của mình bằng cách thuyết phục Mỹ ủng hộ quân Đồng minh.

Đến năm 1915, thấy rõ rằng cuộc chiến không thể kết thúc một cách nhanh chóng, ngân hàng quyết định thiết lập các mối quan hệ chính thức với nước Pháp. Những vụ mua bán trở nên căng thẳng trong suốt thời chiến do những mối quan hệ cá nhân không mấy hữu hảo với các đại sứ Pháp, dù tầm quan trọng của những mối quan hệ này đã được coi trọng hơn bởi thời gian và chi phí của cuộc chiến cũng như những phức tạp do quan điểm trung lập của Mỹ gây ra.

Việc các ngân hàng của Morgan dành nhiều ưu tiên hơn cho Anh khiến tình hình càng căng thẳng. Từ năm 1915 cho tới khoảng sau khi Mỹ tham chiến, công ty của Morgan đã là đại lý thu mua chính thức của chính phủ Anh đối với các mặt hàng: bông, thép, hóa chất và thực phẩm, và nhận được khoản hoa hồng 1% trong tất cả các giao dịch đó. Morgan tổ chức một nghiệp đoàn gồm khoảng 2.200 ngân hàng và cho khối Đồng minh vay một khoản trị giá 500 triệu USD.

Người Anh bán phần chứng khoán Mỹ mà họ nắm giữ và vào cuối năm 1916, phải phụ thuộc vào các khoản vay nợ không có thế chấp cho những chi tiêu phát sinh.

Đầu Thế chiến I, Bộ trưởng Tài chính Mỹ William McAdoo và những quan chức khác trong chính quyền Wilson cảm thấy nghi ngờ sự nhiệt tình của J.P. Morgan & Co. khi làm đại diện mua bán và ngân hàng cho Vương quốc Anh. Khi Mỹ tham chiến, điều này mở đường cho một sự hợp tác chặt chẽ, trong đó Morgan nhận được những đặc nhượng tài chính. Trong giai đoạn 1914-1919, ông là một thành viên của Hội đồng tư vấn của Cục Dự trữ Liên bang New York.

Ngày 03 tháng 7 năm 1915, Eric Muenter đột nhập vào dinh thự ở Long Island của Morgan và định ám sát ông bằng hai phát súng nhưng thất bại. Nhìn bề ngoài, sự kiện này có vẻ nhằm áp đặt một lệnh cấm vận vũ khí, và phản đối việc trục lợi từ chiến tranh. Tuy nhiên, vết thương của Morgan đã nhanh chóng hồi phục.

Thời hậu chiến
Sau Thế chiến I và Hiệp ước Versailles, Morgan Guaranty quản lý các khoản thanh toán bồi thường chiến tranh của Đức. Morgan cũng tới châu Âu vài lần để điều tra và báo cáo về các điều kiện tài chính ở đó.

Năm 1919, ông từng có thời gian giữ chức chủ tịch một ủy ban quốc tế, bao gồm các chủ ngân hàng Mỹ, Anh và Pháp, để bảo vệ những người nắm giữ chứng khoán Mexico. Tháng 11 năm 1919, ông trở thành Giám đốc Foreign Finance Corporation, tổ chức được thành lập để tăng cường việc rót vốn vào các doanh nghiệp, chủ yếu là các doanh nghiệp nước ngoài.

Đến những năm 1920, Morgan Guaranty đã trở thành một trong những tổ chức ngân hàng quan trọng nhất của thế giới, là chủ nợ lớn nhất của Đức và châu Âu. Ông làm việc cật lực để khiến kế hoạch New Deal của Franklin D. Roosevelt trong thời Đại suy thoái thất bại, và thế chấp được khoản vay khoảng 100 triệu USD cho tên độc tài phát xít người Ý Benito Mussolini trước khi Thế chiến II xảy ra. Morgan đã khơi mào cho cuộc thảo luận về ngân hàng và luật thuế trong ít nhất là hai vấn đề:

Thứ nhất, thực tế rằng ông không trả thuế trong năm 1931 và 1932 đã đặt ra nhiều câu hỏi về luật thuế. Thứ hai, việc kinh doanh như một chủ ngân hàng đặt ra câu hỏi về trách nhiệm của ông trong việc dành những lợi ích tốt nhất cho người gửi tiền.

Ông là giám đốc của rất nhiều công ty, bao gồm U.S. Steel Corp, The Pullman Co., Aetna Insurance Co., và Northern Pacific Railway Co.

Là một người đua thuyền giỏi, giống như cha mình, Morgan từng là Chủ tịch câu lạc bộ Đua thuyền của New York từ năm 1919 đến năm 1921. Năm 1930, ông đã cho làm chiếc du thuyền Corsair IV với động cơ chạy bằng điện tại Bath Iron Works. Corsair IV, hạ thủy ngày 10 tháng 4 năm 1930, là một trong những du thuyền sang trọng nhất thời đó và là du thuyền lớn nhất được làm tại Hoa Kỳ với tổng chiều dài 104,5 m, 12,8 m sườn ngang và dung tải đăng ký lên tới 2.142 GRT. Morgan bán Corsair IV cho Hải quân Anh vào năm 1940 với giá một đô-la để hỗ trợ cho cuộc chiến. Sau chiến tranh, Corsair IV được bán cho hãng Pacific Cruise Lines và, ngày 29 tháng 9 năm 1947, nó trở thành một con tàu du lịch sang trọng hoạt động trong khu vực giữa Long Beach, California và Acapulco, Mexico. Ngày 12 tháng 11 năm 1949, du thuyền va phải một tảng đá gần bãi biển ở Acapulco và, mặc dù tất cả các hành khách và thủy thủ đoàn đã được cứu, du thuyền đã bị phá hủy hoàn toàn.

Các hoạt động từ thiện
Năm 1920 Morgan tặng ngôi nhà của mình ở London, số 14 Princes Gate (gần Imperial College London), cho chính phủ Mỹ để làm đại sứ quán. Sau đó, Morgan xây dựng Pierpont Morgan Library thành một tổ chức cho cộng đồng vào năm 1924 như một cách để tưởng nhớ cha mình. Belle da Costa Greene, thủ thư riêng của Morgan, trở thành giám đốc đầu tiên của thư viện. Bà tiếp tục sưu tầm và mở rộng bộ sưu tập, các bản thảo, bản in, bản vẽ, các bản in lần đầu cuốn Kinh Thánh, và nhiều loại sách quý hiếm khác. Ngày nay, thư viện là một tổ hợp các tòa nhà hoạt động như một bảo tàng và trung tâm nghiên cứu học thuật.

Hoạt động quyên góp
J.P. Morgan đã tặng nhiều tác phẩm có giá trị cho Bảo tàng nghệ thuật Metropolitan.

Các hoạt động xã hội khác
Morgan, Jr. là một thành viên của Jekyll Island Club (còn gọi là The Millionaires Club) trên đảo Jekyll, Georgia, cũng như cha của ông J.P. Morgan, Sr..

Minh Thu
Wikipedia English

Bài trước: J.P. Morgan

Post a Comment

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc