Cá tháng Tư


Những cuộc đấu giá cá ngừ hào nhoáng ở Tokyo không phải chỉ dấu về tăng trưởng kinh tế.

Mối tương quan giả định giữa giá cá ngừ và vận mệnh kinh tế của Nhật Bản không đứng vững.

Kiyhoshi Kimura không muốn thua cuộc. Trong sáu năm qua, ông luôn trả giá cao hơn tất cả mọi người để mua con cá ngừ vây xanh đầu tiên trong năm do chợ cá Tsukiji nổi tiếng Tokyo bán ra. Tuần trước, ông Kimura, chủ sở hữu của một chuỗi cửa hàng sushi, đã trả 74,2 triệu Yên (642.000 USD) để giành mua được con cá đầu tiên. Tính ra giá mua vào khoảng 3.000 USD cho một kg cá.

Kinh nghiệm dân gian cho rằng giá đấu giá cá ngừ cao là dấu hiệu kinh tế đi lên trong tương lai. Ông Kimura nói ông trả giá cao ngất trời như vậy để "khuyến khích Nhật Bản". Nhưng lý do đó có vẻ "bốc mùi".

Năm 2013, sau khi một nhà đấu giá đối thủ người Hồng Kông nhử ông, ông Kimura đã trả giá nhiều hơn gấp ba lần so với năm trước để mua cá ngừ Tsukiji—mức giá kỷ lục 155,4 triệu Yên. Nhưng tăng trưởng GDP không tăng theo đà đó, mà giảm từ 1,7% xuống 1,4%. Trên thực tế, vận mệnh kinh tế của Nhật Bản và giá cá ngừ đầu mùa ở Tokyo dường như dao động khá thất thường (xem biểu đồ). Một nghiên cứu sâu của The Economist cho thấy giá cá ngừ chỉ chiếm có 6% sự biến động trong GDP. Mối tương quan chỉ là một sự đánh lạc hướng.

Trong khi đó các nhà môi trường rất 'lộn ruột'. Cá ngừ vây xanh đang bị đe dọa; một ước tính cho thấy số lượng cá đã giảm tới 97% so với mức đỉnh điểm. Cuộc đấu giá Tsukiji hằng năm luôn gây nên nhiều phản đối, ngay cả khi những người yêu thích sushi vẫn thích thú. Khoảng 80% số cá ngừ vây xanh đánh bắt được tiêu thụ ở Nhật Bản. Một miếng o-toro -- miếng cá ngừ vây xanh béo nhất -- có thể được bán cho những người mua khó tính ở mức giá 24 USD. Để hòa vốn, ông Kimura sẽ phải thu lại được 85 USD cho mỗi miếng cá; trong khi ông bán chỉ 3,40 USD ở cửa hàng của ông. Thật là một sự bất công.

Quỳnh Anh
The Economist

Post a Comment

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc