Điệu Valse, Strauss và chủ nghĩa phát xít

shared from fb Nam Nguyen,
-----
(Dành cho người yêu âm nhạc và lịch sử)

Những ngừoi yêu âm nhạc nhưng không phải chuyên gia như tôi và các bạn có lẽ còn trả lời được câu hỏi: “Nhạc sỹ nào viết valse hay nhất?”. Đáp án thì là Johann Strauss, dễ thôi vì quả là ai cũng biết và yêu quý nó - “Dòng sông Đanuyp xanh”:


riêng tôi thì mê mẩn nó từ nhỏ qua băng cối với giọng ca Thái Thanh:


Ai rành hơn thì còn nhớ được ông là “con” hay “II” vì bố ông tên giống hệt và cũng là nhạc sỹ sáng tác tài danh. Có thể coi Áo-Đức xưa kia là quê hương của điệu valse, có thể dân Pháp hay Sec không công nhận đâu nhưng sự thực không ở đâu người ta sáng tác, chơi và nghe nhiều như ở đấy. Và nếu thấy những buổi vũ hội valse rực rỡ với hàng trăm đôi trai tài gái sắc lướt nhẹ dưới tiếng nhạc của Strauss “con” hay "cha" thì chúng ta ít ai lại ngờ được rằng dòng họ Strauss này lại gian truân đến thế...

Johann Strauss “Cha” (1804-1849) cũng là nhạc sỹ sáng tác kiêm chỉ huy dàn nhạc hoàng gian Wien thế kỷ 19, tác phẩm nổi tiếng nhất có lẽ là “Hành khúc Radetsky” mà rất nhều người đã thuộc:


Ông có tuổi thơ cùng khổ, 7 tuổi mất mẹ, 12 tuổi cha tự tử vì vỡ nợ, phải làm phụ việc trong xưởng và nhờ biết đánh vĩ cầm nên tối đi kéo đàn ở các quán rượu. Một ông thầy đã phát hiện ra tài năng này và đưa về để dạy dỗ, chàng trai tiến bộ nhanh đến mức 23 tuổi đã lập ra dàn nhạc của riêng mình, 28 tuổi đã nổi tiếng khắp châu Âu. Ông chính là mẫu hình vừa chỉ huy dàn nhạc, vừa solo violin (như Andre Rieu ngày nay chẳng hạn là bắt chước theo). Ông được hoàng gia yêu mến và chọn là chỉ huy dàn nhạc từ lúc còn rất trẻ. Châu Âu coi ông là “Mozart của valse”. Tưởng như mọi sự đều hoàn hảo nếu không có... tính khí của ông. Quá nổi tiếng nên phụ nữ đeo bám khắp nơi, riêng với cô nhân tình (ở ngay cùng tòa nhà chỉ căn hộ khác) ông đã có tới... 7 đứa con, cùng thời gian với bà vợ, chả cần giấu diếm! Thế nên Johann “con” căm thù cha từ tấm bé! Cậu bé thề trả thù cho mẹ (là bà vợ chính thức) bằng cách nổi tiếng hơn cha, viết nhiều nhạc phẩm hơn cha, và bị ... cha cấm học nhạc (thế mà sau này có 3 người con của “cha” trở thành nhạc sỹ sáng tác đấy!). Cậu con lén lút học violin và khi lớn lên vẫn quyết vào trường nhạc, mặc cho cha ngăn cản. Mâu thuẫn cha con lên tới mức sợ con mình không được nhận bằng nếu cha phản đối người mẹ thương con đã xin ly dị trước khi con tốt nghiệp (còn người cha trêu ngưoi bằng cách cưới ngay cô hàng xóm 7 con kia sau khi tước hết quyền thừa kế của vợ cũ và các con).

Strauss “con” (1825-1899) cũng nhanh chóng nổi tiếng nhưng làm gì cũng khó, dàn nhạc của anh xin chơi ở đâu cũng bị “cha” cản phá, bây giờ lại thêm tính đố kỵ đồng nghiệp giữa 2 cha con nữa. May mà Sa hoàng đã mời anh sang chỉ huy dàn nhạc mấy mùa và thế là Strauss “con” có những điều kiện tốt nhất để phát triển tài năng cộng với một tình yêu rất đẹp với cô gái quý tộc Nga (mà vì dòng dõi Strauss quá “thấp” nên không được cưới!). “Con” lôi cả hai người em sang đây để chơi nhạc trêu ngươi ngừoi cha, mặc dù trình độ họ còn thua xa hai cha con Johann. Quay trở lại châu Âu, “con” còn vượt cha xa ở chỗ có ... 14 nhân tình, còn con rơi thì khó mà đếm được! Cô vợ đầu của “con” rất nổi tiếng vì là diễn viên, già hơn anh 7 tuổi và có... 7 con! Một cuộc hôn nhân kéo dài, thực sự hạnh phúc và thăng hoa!

1848 khi cách mạng nổ ra hai cha con ở hai bên của chiến tuyến, viết và chơi nhạc để ủng hộ tinh thần binh sỹ, hăng hái đến mức sau cách mạng “con” phải ra tòa. Chỉ cái chết bất ngờ của “cha” mới dàn hòa được cha con nhà này: đám ma lớn nhất cho một nhạc sỹ với 30000 người đi đưa, tại đây “con” đã chơi khúc tưởng niệm của Mozart (đau đớn thay cho thiên tài Mozart trước kia khi chết không một kẻ đưa ma!). Và sau đó “con” bỏ tiền túi ra xuất bản lại hàng trăm tác phẩm của cha mình! Cả dàn nhạc của ‘cha” xin theo về làm việc với “con” và trở thành dàn nhạc tư nhân nổi nhất châu Âu thời đó...

Cuộc ganh đua kỳ lạ giữa cha con Strauss đã để lại cho hậu thế nhiều tuyệt tác, và dân nhạc coi “con” là thiên tài thực sự, “con hơn cha là nhà có phúc”. Ông “con” lại chỉ huy dàn nhạc của Wien như bố, trở thành “vua của những điệu valse”, ví dụ với tác phẩm “Emperor Waltz” :


Vợ chết, tuy đã cao tuổi nhưng Strauss còn kịp cưới 2 cô vợ trẻ nữa! Sau khi ông mất năm 1899 thì các tác phẩm của hai cha con được nước Áo coi như “quốc hồn quốc túy” và chơi đều đặn trong mọi dịp, cho đến 1938 khi Áo nhập vào nước Đức phát xit, thì trớ trêu làm sao Gestapo lại lục ra tài liệu cụ nhà Strauss này là dân Do Thái! Như lịch sử cho thấy lũ phát xít không dừng tay trước bất cứ cái gì, nhưng cuối cùng chắc cũng phải xin ý kiến cấp cao nhất, rồi làm giả giấy tờ để dấu nhẹm chuyện xấu mặt này đi!

Chuyện phát xít cũng phải chùn tay trước điệu valse đưa ta đến với một nhân vật Strauss nữa, mặc dù chả có họ hàng gì, ở nước Đức và có lẽ quan trọng nhất thì ông này về tính cách khác cha con nhà bên Áo một trời một vực! Richard Strauss (1864-1949) là một thiên tài mà chúng ta hầu như không biết, đơn giản vì ta đa số chả chịu nghe nhạc cổ điển, chứ giới sành nhạc bắt buộc phải biết đến ông như một nhà sáng tác và chỉ huy dàn nhạc kỳ tài - tầm cỡ của ông phải sánh với Strauss “con” chứ “cha” còn chưa sánh được! Có lẽ nghe một vài đoạn nhạc ngắn của ông thì còn “dễ” – đây là đoạn trích nhỏ nhưng có lẽ quen thuộc nhất của một giao hưởng của ông:


Cả cuộc đời ông dành cho âm nhạc và bà vợ gốc Do Thái, cũng là một diễn viên opera nổi tiếng, chuẩn mực chứ không hề “quậy” như những người Áo cùng mang dòng họ Strauss. Thế nhưng chính ông lại bị lịch sử và ngừoi đời cười chê – do cộng tác chặt chẽ với phát xit. Ông là chủ tịch hội nhạc sỹ Đức thời Hitler, nhiều lần gặp gỡ Hitler, Himle, Goebbel... thực ra có nỗi khổ tâm riêng: ông gốc Do Thái, vợ thì Do Thái “xịn”, hợp tác cũng với những người Do Thái quá nổi tiếng như Stefan Zveig... nên nếu không làm thế thì có lẽ bị vào trại tập trung rồi vào lò hơi ngạt sớm rồi. Lãnh đạo Đức thừa biết, nhưng vì trọng cái tài và uy tín âm nhạc của ông mà đành làm ngơ (nhưng đã không tha cho con trai và vợ ông, tuy vậy ông cứu được họ khỏi tù tội!). Sau chiến tranh chính ông suýt đi tù vì quá khứ thân phát xít. Các tác phẩm của ông nhiều năm không được biết đến ở Đông Âu. Sau khi ông mất năm 1949 dần dần âm nhạc của ông trở lại, bởi vì chính âm nhạc là lời bào chữa tốt nhất cho ông. Người ta khó có thể hình dung âm nhạc cổ điển lại thiếu được ông - Richard Strauss – cũng như thiếu đi cha con Johann Strauss.

Ghi chú: âm nhạc là một thế giới riêng, là nơi không thể ‘cấm vận” đơn giản thế được. Đông Âu vẫn phải nghe Wagner - nhạc sỹ số 1 của Reichstag. Phương Tây vẫn phải nghe Prokofiev dù ông viết giao hưởng bằng lời của 3 vị cộng sản tiền bối, hoặc dù cho Shostakovich chuyên viết giao hưởng cách mạng, thì vẫn công nhận “Điệu valse số 2” của ông là bản valse hay nhất trong lịch sử:



Tags: art

1 Comments

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc