"Ngày phán xét cuối cùng của châu Á"

Chiến hữu: Tương lai quan hệ Trung-Nhật.

Cuốn sách "Ngày phán xét cuối cùng của châu Á" phân tích sự đối đầu lâu đời trong khu vực này.

Asia’s Reckoning: China, Japan and the Fate of US Power in the Pacific Century
Ngày phán xét cuối cùng của châu Á: Trung Quốc, Nhật Bản và kết cục quyền lực của Mỹ trong kỷ nguyên Thái Bình Dương.
tác giả Richard McGregor,

Như thể nhắc lại tích cũ Anh-Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản là hai nước gần như tương đồng
về hệ thống chữ viết và rất nhiều nét chung về văn hóa. Thế nhưng, hai quốc gia này nằm trong số các nước tham chiến không thể hòa giải trong thế kỷ 20. Tệ hơn nữa, họ ngày càng cách biệt.

Trung Quốc và Nhật Bản đối đầu nhau hơn một thiên niên kỷ, và bắt đầu xung đột vũ trang vào cuối thế kỷ 19. Trước đó, hai nước này có chung nền nghệ thuật, văn chương, Khổng giáo và Phật giáo nhưng vẫn có sự khác biệt và đôi lúc đến độ gay gắt, với việc hầu hết các nhà cai trị Nhật Bản từ chối cống nạp cho các hoàng đế Trung Quốc theo cách mà các nước lân cận vẫn thường làm. Từ năm 1895 tới năm 1945, giữa hai nước này liên tục xảy ra chiến tranh— liên miên là từ dùng trong chính sử Trung Quốc— và chính di sản của nửa thế kỷ đó đã hủy hoại mối quan hệ ngày nay.

Như Richard McGregor đã chỉ ra trong câu chuyện về mối quan hệ tay ba thời hậu chiến giữa Trung Quốc, Nhật Bản và Mỹ, điều buồn cười là thời
gian đầu sau năm 1945, hầu như không hề có chút căng thẳng nào trong quan hệ Trung-Nhật. Trung Quốc của Mao Trạch Đông đã không yêu cầu bồi thường chiến tranh và không gây phiền phức gì trong các vấn đề lãnh thổ.

Chỉ tới những năm 1980, chính sự xích mích về cách nhìn nhận lịch sử thế kỷ 20 và sự thiện chí xin lỗi của Nhật Bản, đã khiến mọi thứ trở nên căng thẳng, nhiều lúc lên tới đỉnh điểm trong những thập kỷ tiếp theo. Sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc sợ hãi trước các cuộc biểu tình tại Thiên An Môn vào năm 1989, việc lên án Nhật Bản đóng vai trò trung tâm trong chủ nghĩa dân tộc ở Trung Quốc, ngay cả khi tuyên bố rằng Nhật Bản có thể trở lại chủ nghĩa quân phiệt ngày càng ít khả năng xảy ra. Và ở Nhật Bản, sự thù địch đối với Trung Quốc, cùng quan điểm xét lại lịch sử, đã đóng vai trò ngày càng lớn hơn trong chủ nghĩa dân tộc của nước này.

Điều này nên hiểu thế nào cho đúng? Có phải, theo cách nói trước đây của những kẻ theo chủ nghĩa Mao, hai nước này chỉ là những con hổ giấy hay có thể lại trở thành những con hổ thực sự một lần nữa? Tác giả McGregor là người thích hợp để trả lời câu hỏi này. Ông sinh ra ở Sydney và đã từng là phóng viên (cho tờ Thời báo Úc và tờ Financial Times) ở cả Tokyo và Bắc Kinh, và ông có kiến thức tốt về cả hai thứ tiếng Nhật, Trung. Điều này cho phép ông tiếp cận một loạt các tài liệu lưu trữ và hồi ký, ngoài tầm với và sự hiểu biết cặn kẽ của hầu hết các học giả khác.

Tường thuật của ông về mối quan hệ và liên hệ giữa các chính trị gia hàng đầu và các nhà hoạch định chính sách ở hai nước, và tác động của Mỹ đối với cả hai nước này, đã tạo nên một cuốn sách hấp dẫn và ấn tượng. Một đặc điểm nổi bật là việc người Mỹ, từ Henry Kissinger đến Barack Obama, thường cảm thấy các đồng minh thân cận Nhật Bản ngày càng khó ưa và khó hiểu hơn so với những người đồng cấp Trung Quốc, ngay cả khi một Trung Quốc đang trỗi dậy được coi là thách thức lớn nhất của Mỹ trong thế kỷ 21.

Tuy nhiên có một điểm yếu trong cách tiếp cận tường thuật này. Giống như các bản tin truyền hình thường bỏ qua các sự kiện và ý tưởng nếu không có đoạn phim tài liệu nào đi kèm, cuốn sách chứa đầy các tài liệu lưu trữ này có xu hướng bỏ qua các phân tích và bức tranh tổng thể.

Một ví dụ điển hình và nóng hổi là Bắc Triều Tiên. Từ năm 1910 đến năm 1945, bán đảo Triều Tiên là thuộc địa của Nhật Bản. Chiến tranh Triều Tiên giai đoạn 1950-1953 đã khiến Trung Quốc và Mỹ xảy ra đụng độ quân sự, dẫn đến một loạt các mối quan hệ căng thẳng hơn nhiều so với mối quan hệ Trung-Nhật. Tuy nhiên, những căng thẳng về hai miền Triều Tiên và giữa hai miền với nhau, cũng như các mối quan tâm chiến lược về bán đảo này, ít được đề cập đến do chúng không được nhắc tới nhiều trong các tài liệu lưu trữ về các mối quan hệ song phương hoặc ba bên. Điều này cũng hợp lý, nhưng cách này biến đây là cuốn sách lịch sử chứ không phải một tác phẩm phân tích đương đại.

Nếu có chiến tranh ở Đông Á, các cuộc thử nghiệm hạt nhân gần đây nhất của Triều Tiên vào ngày 3 tháng 9 cho thấy có nhiều khả năng, chiến sự sẽ bùng phát ở bán đảo Triều Tiên hơn là các đảo đá nhỏ ở Biển Hoa Đông mà Trung Quốc và Nhật Bản vẫn dùng để quấy rối lẫn nhau hay là về vấn đề tưởng niệm tội phạm chiến tranh tại ngôi đền Yasukuni ở Tokyo. Hơn nữa, nếu Trung Quốc có hành động hợp lý để ngăn chặn một cuộc chiến tranh hạt nhân bằng cách xâm lược Bắc Triều Tiên hoặc áp đặt thay đổi chế độ ở nước này, đưa Bắc Hàn về dưới chiếc ô hạt nhân của mình, điều này sẽ làm lệch cán cân cân bằng chiến lược trong khu vực ra xa khỏi Mỹ và Nhật Bản và về phía Trung Quốc hơn bất kỳ hành động nào khác. Đây sẽ là “ngày phán xét” rõ ràng nhất của Châu Á.

Tuấn Minh
The Economist


Tags: bookchina

1 Comments

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc