Cải cách của Đặng Tiểu Bình

bài bình sách của Jonathan Mirsky
21 tháng 10 năm 2011

Hai câu hỏi tu từ đầy ý nghĩa để tổng kết cuốn tiểu sử vĩ đại này của Đặng Tiểu Bình (1904-
1997): "Liệu còn có nhà lãnh đạo nào khác trong thế kỷ 20 làm được nhiều việc hơn ông nhằm cải thiện cuộc sống của rất nhiều người đến vậy hay không? Liệu còn có nhà lãnh đạo nào khác trong thế kỷ 20 có sức ảnh hưởng to lớn và đáng nhớ đến lịch sử thế giới như vậy hay không?" Câu trả lời có trong cuốn tài liệu khá đầy đủ và chi tiết này, nhưng không dễ đoán như giáo sư danh dự ngành khoa học xã hội của Đại học Harvard Ezra F. Vogel đã nghĩ.

Sau cái chết của Mao Trạch Đông năm 1976, Đặng Tiểu Bình đã trở thành người đứng đầu trong công cuộc cải cách kinh tế làm thay đổi cuộc sống của rất nhiều người Trung Quốc, mặc dù không phải là đa số. (Vogel thấy người kế nhiệm Chủ tịch Mao, Hoa Quốc Phong, mới là người khởi xướng cải cách.) Đặng Tiểu Bình từ lâu đã là một nhân vật trung tâm trong Đảng Cộng sản. Vogel đã đúng khi cho rằng "trong hơn một thập kỷ trước Cách mạng Văn hoá" — 1966-1976 — "người có trách nhiệm lớn nhất trong việc xây dựng và quản lý hệ thống cũ chính là Đặng Tiểu Bình". Tuy nhiên, hầu hết cuộc đời và sự nghiệp của Đặng Tiểu Bình chỉ chiếm một phần tư trong số 714 trang tiểu sử của Vogel.

Đến năm 1978, Đặng Tiểu Bình đã trở thành "lãnh tụ tối cao" của Trung Quốc. Vì vậy, ngoài thời gian dài bị quản thúc tại gia và bị đi biệt xứ trong những năm 1967-1973 và trong thời gian 1976-1977, khi Chủ tịch Mao một lần nữa cô lập ông về mặt chính trị, Đặng Tiểu Bình phải cùng chịu trách nhiệm cho sự đau khổ mà Chủ tịch Mao đã gây ra cho Trung Quốc và người dân Trung Quốc. Ông chắc chắn phải chịu trách nhiệm chính trong vụ thảm sát ở Quảng trường Thiên An Môn năm 1989.


Thật đáng tò mò khi trong quyển Deng Xiaoping and the Transformation of China” ("Đặng Tiểu Bình và sự chuyển mình của Trung Quốc") con người cá nhân của họ Đặng hầu như không được đề cập. Có một danh sách nổi tiếng về các đặc điểm cá nhân của ông: ông chơi bài; thích bánh mì, phô mai và cà phê; hút thuốc; uống rượu và dùng ống nhổ. Ông có ý thức kỷ luật rất cao. Mặc dù Đặng Tiểu Bình không để lại dấu vết trên giấy tờ cá nhân, Vogel có thể liên kết thông tin từ những điều đã được biết.

Đặng Tiểu Bình đến từ một gia đình nhỏ ở tỉnh Tứ Xuyên, tuy nhiên thời gian đi học chính thức của ông ngoài thời gian ở trường học địa phương lúc nhỏ, chỉ có đúng năm 1926, ông theo học truyền bá ý thức hệ tại Đại học Sun Yatsen ở Mátxcơva. Trong năm năm trước đó, ông sống ở Paris, tại đây ông tham gia một chương trình giáo dục thực tiễn và kéo dài trong nội bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc mới thành lập, làm việc dưới sự lãnh đạo của ông Chu Ân Lai thời trẻ. 

Sau Paris và Mátxcơva, Đặng Tiểu Bình đã trở lại Trung Quốc, và từ lâu đã không còn là "một người hướng ngoại sôi nổi, ham vui". Ông chỉ huy một lực lượng nhỏ chống lại các thủ lĩnh quân phiệt nhưng đã bị đánh bại và có thể đã phải tháo chạy. Cuối cùng, ông gia nhập "phe Mao", chìm nổi theo thời vận của nội bộ Đảng. Trong cuộc Vạn lý Trường chinh năm 1934-1935, Đặng Tiểu Bình đã tham dự cuộc họp khi Mao Trạch Đông nắm giữ quyền lực tối cao và sau thắng lợi vang dội của phe Cộng Sản vào năm 1949, ông là ủy viên Đảng Cộng sản trong lực lượng quân đội chiếm đóng Tây Tạng, mặc dù có vẻ như ông chưa từng đặt chân đến nơi này. Ở phía tây nam, Đặng Tiểu Bình đã tổ chức chương trình cải cách ruộng đất năm 1949-1951 để "quét sạch tầng lớp địa chủ". Chủ tịch Mao ca ngợi Đặng Tiểu Bình “đã thành công... trong việc giết một vài địa chủ". (Trong một chiến dịch quốc gia giết hại tận hai đến ba triệu người, "một vài" dường như là một từ khá nhẹ nhàng.) Năm 1957, Đặng Tiểu Bình giám sát "chiến dịch chống cánh hữu", "một cuộc tấn công tàn bạo vào 550.000 nhà phê bình trí tuệ" đã "tiêu diệt rất nhiều bộ não khoa học và kỹ thuật giỏi nhất của Trung Quốc". Trong cuộc Đại Nhảy Vọt vào các năm 1958-1961, có tới 45 triệu người bị chết đói, Vogel không đưa ra được bằng chứng nào cho thấy Đặng Tiểu Bình đã phản đối chính sách độc tài của Mao Trạch Đông. Tuy nhiên, cuốn sách tài liệu của Frank Dikötter "Nạn Đói Vĩ Đại của Mao" cho thấy Đặng Tiểu Bình đã ra lệnh bòn rút ngũ cốc từ những người nông dân nghèo đói cho các thành phố và để xuất khẩu ra nước ngoài.

Vào cuối năm 1966, Vogel nói với chúng ta, Đặng Tiểu Bình bị buộc tội "theo đuổi con đường tư bản chủ nghĩa". Chịu sự quản chế tại Bắc Kinh đến năm 1969, ông bị chuyển đến tỉnh Giang Tây để làm việc nửa ngày trong một nhà máy. Hồng Vệ Binh liên tục tấn công năm đứa con của ông và một người con trai của ông đã bị gãy lưng khi cố nhảy ra từ cửa sổ sau khi bị các vệ binh đe dọa. Mao Trạch Đông cho phép Đặng Tiểu Bình trở lại Bắc Kinh vào năm 1973.

Vogel cho rằng trong quá trình lưu vong nội địa, Đặng Tiểu Bình đã kết luận rằng đã có sai lầm mang tính hệ thống ở Trung Quốc: kinh tế lạc hậu và bị quốc tế cô lập; người dân có trình độ học vấn thấp. Trung Quốc dưới thời Đặng Tiểu Bình ngày càng trở thành một xã hội đô thị. Theo quan điểm của Đặng Tiểu Bình, việc đàn áp tham nhũng hạn chế tăng trưởng, Vogel viết: "Nhiều quan chức không chỉ tìm cách làm giàu cho Trung Quốc, mà còn làm giàu cho chính mình". “Kết quả là Trung Quốc trở thành đất nước tham nhũng nhiều hơn bao giờ hết và môi trường bị ô nhiễm hơn”, ông nhận định.

Mặc dù Đặng Tiểu Bình tin rằng khoa học và công nghệ vô cùng quan trọng, giống như nhiều nhà cải cách Trung Quốc từ cuối thế kỷ 19, nhưng ông lo ngại nhân văn và khoa học xã hội có thể là khởi nguồn của tư tưởng không chính thống; ông không bao giờ do dự trong việc trừng phạt những người trí thức có quan điểm trái ngược có thể "dẫn tới các cuộc biểu tình gây rối trật tự công cộng". Việc đó nói lên một điều đối với Đặng Tiểu Bình, có lẽ diễn biến tồi tệ nhất trong thế giới Cộng sản sau vụ thảm sát Thiên An Môn là vụ hành quyết nhà độc tài Rumani Nicolae Ceausescu và vợ ông ta vào ngày 25 tháng 12 năm 1989. Ceausescu là lãnh đạo Đông Âu duy nhất cho phép quân đội bắn dân thường.

Vogel gọi Thiên An Môn là một "thảm kịch" và trích dẫn lời của Đặng Tiểu Bình khi ông bỏ qua các nghi ngờ từ các đồng sự cho rằng sử dụng quân đội để dập tắt cuộc nổi dậy sẽ khiến phương Tây lưu tâm và quan ngại; ông cho rằng: "Phương Tây sẽ quên". Trên thực tế, đối với thanh niên Trung Quốc ngày nay, những cuộc biểu tình ở hơn 300 thành phố chỉ là một sự kiện nhạt nhòa không xuất hiện trong các bài học lịch sử của họ. Ghi chép của Vogel về cuộc đàn áp hầu như đều chính xác, mặc dù ông bỏ qua việc bắn hạ nhiều ông bố bà mẹ thẫn thờ quanh quảng trường để cố tìm kiếm con cái mình vào buổi sáng Chủ nhật. Trong phần này, cũng như các phần khác của tiểu sử này, Vogel có thể đã nói chuyện với các nhà báo ở đó, chứ không chỉ đọc ghi chép của họ. (Tôi thông báo mối liên quan, tôi đã chứng kiến những sự kiện này.) Điều đáng thất vọng chính là nhận xét của Vogel về lý do tại sao "bi kịch ở quảng trường Thiên An Môn lại khiến phương Tây phản đối kịch liệt, hơn hẳn những bi kịch có quy mô tương đương từng xảy ra trước đó ở châu Á".

Vogel đã chính xác khi trích lời một học giả khác: “Một phần của câu trả lời chính là vụ việc ở Thiên An Môn đã được truyền hình trực tiếp”. Sau đó, ông lúng túng nói thêm rằng khán giả "hiểu" những gì họ chứng kiến "giống như một cuộc tấn công vào huyền thoại Mỹ về chiến thắng tuyệt đối của tự do kinh tế, trí tuệ và chính trị. Nhiều người nước ngoài đã coi Đặng Tiểu Bình như một kẻ thù tàn bạo của tự do, người đã nghiền nát những sinh viên anh dũng". Vogel còn cho rằng đối với các phóng viên nước ngoài, cuộc nổi dậy Thiên An Môn "là thời gian hưng phấn nhất trong sự nghiệp của họ". Những nhận xét như vậy là không xứng danh một học giả chân chính. Ông khẳng định: "Đặng Tiểu Bình không phải là người không khoan dung". Nếu lời nói đó có nghĩa là Đặng Tiểu Bình đã không ra lệnh giết những người chống đối và những người chỉ trích mình, thì đó là sự thật, ít nhất là đối với những cá nhân có liên quan. Nhưng Đặng Tiểu Bình không bao giờ nao núng trước việc thảm sát một số lượng lớn những người vô danh, dù là trong thời đại của Mao Trạch Đông hoặc của chính ông ta.

Phần quan trọng nhất trong ghi chép của Vogel là cuộc khảo sát về các cải cách kinh tế của Đặng Tiểu Bình; chúng đã đóng góp đáng kể vào sự phát triển của Trung Quốc và nâng vị thế của Trung Quốc trên trường quốc tế. Nhưng đảng đã che giấu hàng triệu cái chết đã xảy ra trong suốt những thập niên những người theo chủ nghĩa cộng sản của Mao Trạch Đông cầm quyền. Cuối cùng, nổi bật trong tiểu sử đồ sộ do Vogel viết chính là câu trả lời thực sự cho hai câu hỏi của ông: những gì Đặng Tiểu Bình đã đóng góp cho Trung Quốc trong phần lớn sự nghiệp lâu dài của mình ít hơn những gì mà ông ta đã gây ra.

NYTimes
Hương Quỳnh


7 Comments

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc