Trường tồn với thời gian

bài bình sách của John Kampfner,

Ngân hàng Trung ương Anh được thành lập vào tháng 7 năm 1694 tại Mercers 'Hall, với
1,2 triệu bảng Anh huy động được từ một nhóm quý ông. Một thế kỷ rưỡi sau, dưới đây là cách nhà văn Mỹ Henry Adams miêu tả Luân Đôn, thủ đô của một quốc gia hùng mạnh nhất trên trái đất: "Nặng nề, vụng về, kiêu ngạo, vênh váo vì có tiền, nhưng không đáng khinh; ở đảo nhưng rộng lớn; không chấp nhận thế giới bên ngoài, và hoàn toàn tự tin." Ông nói thêm: "Mọi người dường như ai cũng khinh khỉnh và hai nơi khinh khỉnh nhất trên thế giới là Trung tâm thương mại Royal Exchange và Ngân hàng Trung ương Anh."

Năm mươi năm sau đó, vào năm 1901, nhà triết học người Tây Ban Nha George Santayana đưa ra góc nhìn tương tự khi được một người bạn mời ăn tối tại Ngân hàng Trung ương Anh. Ông viết, các phòng ăn đều mang "vẻ tối tăm, dơ dáy, lỗi thời, và hơi tồi tàn". Ông chú ý tới "vị tổng quản già nua" và một bữa ăn có súp giả ba ba, cá bơn luộc, thịt cừu nướng, bánh mận gai, bánh mì nướng kẹp cá cơm, một chai rượu claret và một chai rượu Tây Ban Nha.


Những chi tiết như vậy là cơ sở để David Kynaston viết về lịch sử rực rỡ của Ngân hàng Trung ương Anh. Đây là câu chuyện tuyệt vời về cha đẻ của các thể chế thượng tầng tại Anh, đầy rẫy những chi tiết, các nghiên cứu tỉ mỉ, dựa trên một loạt các cuộc phỏng vấn với những nhân vật quan trọng và các sử gia, cùng với các nghiên cứu dựa trên tài liệu gốc, tất cả đều được đưa vào phần ghi chú phong phú ở cuối sách.

Từ vụ sụp đổ chứng khoán Bong bóng South Sea đến các cuộc chiến tranh của Napoléon rồi đi qua hai cuộc thế chiến, tác giả đã vẽ nên bức tranh về một tổ chức luôn cố gắng tự bảo vệ khỏi những ảnh hưởng của thế giới bên ngoài. Chỉ khi nào sự hỗn loạn tới trước ngõ, nó mới hành động, chẳng hạn như năm 1780, trong cuộc bạo loạn Gordon chống Công giáo hoặc năm 1848 khi các cuộc cách mạng nổ ra trên khắp châu Âu. Kynaston miêu tả quang cảnh lúc ấy: "Ngân hàng không hề động tĩnh gì. Vào thứ Sáu, ngày 7 tháng 4, khi cuộc biểu tình Chartist quy mô lớn dự kiến diễn ra tại Kennington Common vào ngày 10, tất cả các nhân viên khỏe mạnh đều được tuyên thệ để trở thành cảnh sát."

Với tất cả thái độ vênh vang này, Ngân hàng vẫn hiếm khi chắc chắn về vị trí của mình trong hệ thống quyền lực. Trong thế kỷ đầu tiên sau khi ra đời, thế kỷ 18, nó chỉ là một trong những định chế tìm cách phát hành và chủ trì việc phân phối tiền giấy. Khi đế quốc Anh giành uy thế, Ngân hàng này đôi khi bị coi là tham lam và vụng về. David Ricardo đã viết thư cho John Stuart Mill năm 1815: "Tôi nghĩ rằng Ngân hàng này là một cấu trúc thượng tầng không cần thiết, sự giàu có của nó đến từ những lợi nhuận đáng ra phải thuộc về công chúng".

Một trong những điểm mạnh nổi trội của cuốn sách dày 896 trang này là bức tranh đầy sắc nét về mối quan hệ giữa Thống đốc Ngân hàng với Thủ tướng và Bộ trưởng Tài chính. Các cuộc tranh luận xoay quanh các vấn đề tương tự như hiện nay – thanh khoản, cung tiền, tăng trưởng và vay mượn.

Cho dù thời đại nào đi nữa, dù là tình hình kinh tế hay đảng phái chính trị nào đi nữa, mối quan hệ đó phụ thuộc vào tính cách của ba con người đó và thường xuyên căng thẳng. Ví dụ, William Gladstone không ưa gì giới tinh hoa của Ngân hàng này. Ông liên tục gửi cho họ những bức thư về việc quản lý nợ quốc gia, yêu cầu họ phải cắt giảm tiền thù lao trong nội bộ Ngân hàng. Nói cách khác, họ đã tự trả cho mình quá nhiều tiền. Nghe có vẻ quen quen nhỉ?

Đôi khi, Ngân hàng này tuân theo các ông chủ chính trị gia; đôi khi phớt lờ, tin rằng Ngân hàng miễn nhiễm trước bất kỳ áp lực nào. Dù đương chức trong bao lâu đi nữa, cuối cùng, mỗi thống đốc đều phụ thuộc vào mối quan hệ chính trị. Ví dụ, thời hiện đại, là Gordon Richardson. Ngày tại vị cuối cùng của ông cũng chính là ngày Margaret Thatcher nhậm chức. Giống như nhiều Thủ tướng khác, bà Thacher muốn dọn dẹp sạch. Tác giả viết, ông ấy là "thống đốc cuối cùng được đối xử – và, trong trường hợp của ông, đôi khi cần phải được đối xử – như một hoàng đế phương đông".

Điểm nổi bật ở cụm từ vừa trên là sự hiếm hoi của nó. Vì lý do nào đó tôi không hiểu, Kynaston đã quyết định loại bỏ những ý kiến và cảm xúc ra khỏi cuốn sách. Chắc chắn đây là một cuốn sách tham khảo, một cuốn lịch sử chính thống, và một số người trong giới tài chính sẽ xem xét vấn đề "ai nói gì với ai" và những chi tiết rất nhỏ về một thủ quỹ cụ thể. Nhưng với khán giả bình dân, đây là một câu chuyện hơi nhạt nhòa, khó hiểu, được viết ra bởi một người thợ bậc thầy về kinh tế xã hội. Mỗi cuộc chiến, mỗi xu hướng, đều được viết gọn lại trong một câu dài hai dòng. Đáng lẽ ra, chúng có thể được lồng vào bài tường thuật sống động hơn và trong bối cảnh rộng lớn hơn nhiều mà không hề làm loãng đi câu chuyện cốt lõi.

Vào giữa những năm 1990, khi toàn cầu hóa đã vào guồng và những người theo chủ nghĩa toàn cầu ở vị trí tối cao, "sự sùng bái ngân hàng trung ương đang lấy những bước đà toàn cầu". Sự bất ngờ tuyệt vời trong tuần lễ đầu tiên của giai đoạn New Labour (Đảng Lao động giai đoạn mới 1997-2010) – trao quyền độc lập cho Ngân hàng Trung ương – được nhắc lại đầy hấp dẫn. Cuốn sách kết thúc bằng những bài học về cuộc khủng hoảng tài chính, sự thiếu thận trọng và tham lam của các ông chủ ngân hàng và sự yếu kém của Ngân hàng Trung ương và của cơ quan quản lý, FSA – Cơ quan quản lý dịch vụ tài chính. Tác giả kết luận: "Vì tất cả chúng ta, điều quan trọng là các ngân hàng trung ương không nên được coi là những anh hùng nhưng cũng không phải kẻ phản diện."

Tôi đóng sách lại, gãi đầu khó hiểu. Nội dung cuốn sách thật say mê, nhưng tôi không rõ mình nên làm gì với chúng.

Tuấn Minh
The Guardian

Till Time's Last Sand: A History of the Bank of England 1694-2013 Hardcover – November 14, 2017
by David Kynaston
896 pages. Bloomsbury Publishing.$34.45

Tags: book

Post a Comment

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc