Điều Facebook nên biết trước khi xây thị trấn công ty


Nhà chung vách (row houses) trong thị trấn công ty của Roebling Steel ở hạt Burlington, New Jersey. Nguồn: Thư viện Quốc hội (Mỹ), Phòng In ấn và Nhiếp ảnh.

Vào tháng 2/2011, Facebook đã tuyên bố sẽ chuyển trụ sở tới khuôn viên cũ của công ty Sun Microsystems ở Menlo Park, California.

Địa điểm này ban đầu được dự tính để cung cấp chỗ làm việc cho khoảng 3.000 nhân viên. Sau đó, vào tháng 8, Facebook nói họ sẽ mở rộng không gian văn phòng do Frank Gehry thiết kế cho thêm hơn 2.800 nhân viên nữa. Việc xây dựng lại được tiến hành tốt, với 2.000 nhân viên trên công trường; các cửa hàng buôn bán, từ tiệm ăn đến cửa hàng cắt tóc, đã được dựng nên chỉ để phục vụ nhân viên Facebook. 'Đây là thị trấn công ty của thế kỉ 21,' nhà tương lai học của Thung lũng Silicon - Paul Saffo nói với tờ Los Angeles Times.

Facebook hiện đang xem xét các (influx of) nhân viên sẽ sống ở đâu. Một số sẽ ở nhà trong khuôn viên. Facebook đã cộng tác với một công ty xây dựng để xây khoảng 250 ngôi nhà. Tuy nhiên, theo San Mateo Daily Journal, công ty có thể gặp áp lực phải góp phần phát triển thêm hàng ngàn ngôi nhà tại nơi mà từ lâu đã lãng quên nhà giá phải chăng (has long neglected affordable housing).

Lịch sử các thị trấn công ty ở Mỹ cho thấy Facebook đang đối mặt với vấn đề cũ. Ta cùng xem trường hợp của Roebling, New Jersey, đã được xây dựng vào đầu thế kỉ 20 bởi công ty sản xuất thép John A. Roebling & Sons.

Cầu Brooklyn
Công ty sản xuất dây cáp được sử dụng trong việc xây dựng các cầu do Roebling thiết kế trên sông Monongahela, sông Niagara, sông Ohio và sông Đông New York City (cầu Brooklyn)

Vào đầu thế kỉ 20, giá thép nhập khẩu cao đã khiến công ty tìm kiếm năng lực sản xuất thép mới, và họ nhận ra rằng không có đủ đất ở gần nơi làm việc hiện tại của họ ở Trenton, New Jersey để đáp ứng nhu cầu.

Thay vào đó, họ chọn địa điểm ở sông Delaware gần Camden & Amboy Railroad, được gọi là Kinkora, và sau đó đổi tên thành Roebling.

Khu vực này thiếu nhà ở, do đó công ty quyết định dựng lên (erect) một thị trấn cho công nhân của mình. Chủ công ty - Washington A. Roebling muốn công ty biết rằng quyết định chỉ đơn thuần do nhu cầu kinh doanh và nói 'không đặt ra như là người lý tưởng hóa (idealist) hay nhà cải cách'

Vào năm 1904, Roebling Steel mua 250 hecta đất và bắt đầu tiến hành xây dựng. Dự án cho thấy phức tạp hơn tưởng tượng ban đầu. Nó đòi hỏi dựng nên các tòa nhà cho các cửa hàng, xây dựng hệ thống nước, lát vỉa hè và đặt đường điện và gas. Cũng cần có lực lượng cảnh sát và một nhà tù, cùng với các trường học công. Phần chi phí tham gia của công ty có thể lên tới 80.000 USD. 'Người sở hữu một thị trấn thường ước mong mình chưa từng được sinh ra,' Washington Roebling buồn bã (ruefully) nói.

Roebling bao gồm 750 nhà gạch, được trang bị điện và gas với giá tối thiểu. Cũng có hai khách sạn cho công nhân.

Trong nhiều thị trấn công ty, rượu và quán rượu còn bị cấm, chứ đừng nói đến nhà thổ (bawdy houses). Các thị trấn than đá trả tiền cho cảnh sát trưởng (sheriff) địa phương để trông chừng (keep an eye on) bất kì kẻ lạ mặt nào - và đánh (rough up), đuổi (evict) những ai được cho là 'tổ chức công đoàn.'

Những người chủ Roebling của công ty đã bỏ qua những canh chừng đó, và thậm chí còn làm quán bar trong thị trấn. ('Bạn không thể biến một công nhân nhà máy thành người đàn ông ẻo lả (mollycoddle) được', Charles Roebling nói). Châm ngôn (dictum) của công ty là những người ở trong thị trấn 'không phải chịu trách nhiệm gì với chúng tôi hay ngược lại trong cuộc sống  thị trấn.'

Tương tự với các thị trấn công ty khác như Sparrows Point của công ty Bethlehem Steel ở Maryland, Roebling có các loại nhà khác nhau với giá thuê tương ứng.

Nhà chung vách
Tại Roebling, các công nhân làm việc theo giờ sống ở các nhà chung vách gần nhà máy, công nhân có tay nghề ở trong những ngôi nhà cách tường (semidetached) gần trung tâm thị trấn và các nhà quản lý nhận được những ngôi nhà lớn hơn nhìn ra sông. Tất cả các tòa nhà, bãi cỏ và công viên được duy trì bởi công ty.

Trong tất cả các thị trấn do công ty sở hữu, bao gồm cả Sparrows Point và Roebling, nhân viên bị mất việc cũng bị đuổi ra khỏi nhà của công ty. (Roebling cho phép công nhân bị mất việc có một tuần để chuyển khỏi nhà). Và tại Roebling, cũng như trong các công ty khác của ngành thép, giờ làm việc là 12 giờ một ngày, 7 ngày một tuần, sau đó chuyển thành ngày 3 ca vào những năm 1920.

Tuy nhiên cuộc sống ở Roebling không chỉ toàn là công việc. Thị trấn nhỏ có một bưu điện, một bệnh viện, một ngân hàng, một thư viện, một giảng đường, một 'túp lều' (hut) Boy Scout và một sân bóng chày. Roebling Steel tài trợ các đội bóng, bao gồm một đội (squad) bóng đá tên là Blue Centers (tôn vinh một tính năng của dây cáp của công ty), và các đội bóng rổ, bowling, tennis và ném vòng (quoit).

Roebling Steel trở thành nhà sản xuất dây cáp hàng đầu thế giới. Nhưng vào năm 1953, gia đình (Roebling) đã bán cổ phần (stake) cho công ty Colorado Fuel and Iron thuộc sở hữu của Rockefeller, công ty này tiếp tục hoạt động trong thị trấn cho đến năm 1974. Nhưng các ngôi nhà và những tòa nhà thương mại đã bị bán bởi Roeblings vào năm 1947, với người thuê và các nhân viên khác có quyền từ chối đầu tiên (right of first refusal).

Vậy thì, Facebook sẽ định 'sáng tạo lại' thị trấn công ty cho thế kỉ 21? Chủ tịch và sáng lập của công ty, Mark Zuckerberg, có lẽ sẽ muốn xem qua lịch sử các thí nghiệm xây dựng thị trấn trước đó.

(Hardy Green là tác giả của 'Thị trấn công ty: Vườn địa đàng công nghiệp và nhà máy quỷ Sa Tăng đã hình thành nền kinh tế nước Mỹ - "The Company Town: The Industrial Edens and Satanic Mills That Shaped the American Economy.")

Sơn Phạm
Mắc treo quần áo hiển thị số người 'likes' trên Facebook
Tags: economics

1 Comments

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc