Ý tưởng tài tình của Benjamin Graham để tránh các cuộc Chiến tranh tiền tệ

Benjamin Graham (trái) không đơn thuần chỉ là một cố vấn đầu tư. Ông đã có ý tưởng về một kế hoạch để sửa chữa hệ thống tiền tệ thế giới. Nguồn: AP

By Joe Carlen / Sơn Phạm dịch

Benjamin Graham chủ yếu được nhớ đến như là cha đẻ của đầu tư giá trị, và là người thầy cũ, người chủ lao động, người bạn và cố vấn đầu tư của Warren Buffett. Tuy nhiên, Graham đã làm nhiều hơn thế, không đơn thuần chỉ là đưa ra những lời khuyên đầu tư an toàn.

Ông đã phát triển một ý tưởng tinh tế và thông minh để ổn định các đồng tiền và các nền kinh tế, mà có thể được thẩm tra kỹ hơn ngày nay. Ông gọi nó là tiền tệ hàng hóa dự trữ.

Graham lần đầu tiên xây dựng ý tưởng này để đối phó với cuộc suy thoái kinh tế 1920-1921. Trong cuộc khủng hoảng đó, Graham quan sát thấy giá vàng khá ổn định trong khi giá của nhiều mặt hàng khác, thậm chí cả hàng hóa cơ bản có tác động trực tiếp vào nền kinh tế lớn hơn nhiều hơn so với các kim loại quý, đã tuột dốc không phanh. Từ vị trí của mình ở Wall Street, Graham thấy những giá giảm này dẫn tới lợi nhuận doanh nghiệp sụt giảm.

Vào thời điểm đó, mỗi đồng đô la Mỹ được quy đổi một lượng vàng cố định. Graham nhận thấy hệ thống (dynamic) đó ổn định giá vàng (và, ở mức thấp hơn, là bạc) như thế nào trong khi giá các mặt hàng khác sụp đổ. Những người sản xuất vàng "được miễn nhiễm với những khó khăn đang làm điêu đứng (bedevil) chúng ta", ông viết.

Vì vậy, với óc sáng tạo đặc trưng, ​​Graham tự hỏi nền kinh tế sẽ ổn định hơn như thế nào nếu, thay vì chỉ riêng các kim loại quý, một lượng cố định của nhiều mặt hàng thiết yếu sẽ được neo với giá trị của đồng đô la. Ông suy đoán rằng điều này sẽ đảm bảo rằng giá của, ví dụ, dầu mỏ hay lúa mì sẽ được ổn định như giá vàng.

Hàng hóa Đơn vị
Graham đã không bao giờ công bố quy tắc (prescription) kinh tế vĩ mô này của mình trong thời kì suy thoái kinh tế, và vào những năm bùng nổ sau đó của thập kỉ 1920s, ý tưởng này không còn mấy liên quan. Phải đến khi bắt đầu cuộc Đại khủng hoảng, và khoảng cách ngày càng tăng giữa giá vàng ổn định và giá các mặt hàng cơ bản, Graham mới nhen nhóm lại mối quan tâm của mình về lĩnh vực này. Ông bắt đầu thể hiện ý tưởng cũ của mình lên giấy.

Kế hoạch mà ông đề xuất trong những năm 1930 xoay quanh một loại tiền tệ "hàng hoá đơn vị". Vào thời điểm đó, đồng đô la tương ứng với 23 gram vàng. Graham đề xuất một hình thức tiền tệ mới tương ứng với một rổ 23 loại hàng hóa được sử dụng thường xuyên: "23 số lượng nhỏ các nguyên vật liệu cơ bản khác nhau," ông nói, "là các hàng hóa cơ bản, hữu hình mà chúng ta sử dụng và thực sự cần, với số lượng tương đối thích hợp của chúng."

Ông nghĩ rằng kế hoạch này sẽ góp phần ổn định giá lương thực cơ bản, dệt may, các kim loại thường và các yếu tố phục vụ sản xuất và tiêu dùng quan trọng khác, như cao su, tất cả đã bị giảm giá đáng kể trong thời kì suy thoái. Ông lập luận, sự ổn định tăng lên này sẽ lan tỏa ra cả nền kinh tế, dẫn đến các yếu tố định giá, sản xuất, tiêu thụ, thu nhập doanh nghiệp và việc làm, tất cả đều trở nên ổn định hơn.

Graham tiếp tục đề xuất rằng, để giúp đối phó với nhu cầu thấp hơn các yếu tố đầu vào kinh tế quan trọng này trong giai đoạn tăng trưởng chậm, chính phủ có thể mua dự trữ 23 mặt hàng này từ các nhà cung cấp và lưu trữ chúng. Sau đó, khi kinh tế có triển vọng hơn, những dự trữ này sẽ được bán để đổi lấy tiền. Trong suốt những năm trì trệ, dự trữ này cũng có thể phục vụ như là nguồn cung trong trường hợp khẩn cấp các hàng hóa cơ bản.

Về hiệu quả của kế hoạch này trong việc ổn định giá vàng, và rộng hơn nữa, trong việc ổn định nền kinh tế, Graham viết: "mức giá chung cho các nguyên vật liệu cơ bản trên thị trường mở sẽ được giữ gần với mức tiêu chuẩn bởi phương pháp trực tiếp nhất có thể," có nghĩa là chính phủ sẽ mua các mặt hàng này "trên thị trường mở bất cứ khi nào mức giá có xu hướng giảm, và bán chúng trên thị trường mở bất cứ khi nào nó có xu hướng lên cao hơn mức tiêu chuẩn."

Các cuộc chiến tranh tiền tệ
Graham lần đầu tiên công bố những ý tưởng này trên ấn bản mùa Xuân năm 1933 của tờ Diễn đàn Kinh tế, với tiêu đề "Tái lạm phát ổn định" (Stabilized Reflation) mà sau này trở thành cơ sở của "Lưu trữ và tính ổn định". Trong cuốn "Hàng hóa Thế giới và Tiền tệ Thế giới," xuất bản năm 1944, ông khai triển ý tưởng này thành một hệ thống quốc tế mà có lẽ giúp ngăn chặn các cuộc chiến tranh tiền tệ và làn sóng bảo hộ đã dẫn đến sự bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ II.

Nhằm mục tiêu đó, Graham đã có một số sửa đổi đáng kể đối với kế hoạch trong nước của mình - đáng chú ý nhất là, một rổ nhỏ hơn gồm 15 loại hàng hóa và được mua và bán một cách tích cực bởi một cơ quan của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), thay vì bởi chính phủ Hoa Kỳ.

Nhà kinh tế đoạt giải Nobel - Friedrich Hayek đã viết một bài dài ủng hộ ý tưởng tiền tệ hàng hóa dự trữ của Graham, và John Maynard Keynes đã viết cho Graham bày tỏ đồng tình với một khía cạnh quan trọng của kế hoạch: "Về việc sử dụng các dự trữ 'giảm xóc' (buffer) như là các phương tiện để ổn định giá cả hàng hóa ngắn hạn, bạn và tôi là hai người viễn chinh hăng hái trên cùng một chiến tuyến. "

Mặc dù kế hoạch của Graham dần rơi vào quên lãng trong suốt nửa sau của thế kỷ 20, từ đó đến nay, nó đã thỉnh thoảng đã xuất hiện trở lại ở một vài nơi nổi tiếng.

Trong cuốn sách năm 2002 "Các cuộc đổi tiền: Cải cách tiền tệ từ thời Aristotle đến tiền điện tử" của mình, nhà kinh tế học người Anh - David Boyle khen ngợi cuốn "Hàng hóa Thế giới và Tiền tệ Thế giới" và viết rằng "Các đồng tiền thả nổi - như chúng ta đang có hiện giờ - là thật sự nguy hiểm," như Graham đã cảnh báo, "bởi vì chúng không dựa trên bất cứ cái gì cả." Năm 2011, John W. Allen, một chuyên gia thương mại quốc tế, người đã từng làm việc với Chủ tịch Ngân hàng Thế giới- James Wolfensohn, ca ngợi kế hoạch tiền tệ hàng hóa dự trữ và mô tả Graham như là một trong những "nhà kinh tế lỗi lạc nhất trong lịch sử".

Xét đến việc các tiêu đề trên các phương tiện truyền thông tài chính của tháng 2 năm 2013 đề cập tới "Cuộc chiến tranh tiền tệ đã bắt đầu" và "Các cuộc chiến tranh tiền tệ kiểu những năm 1930 đã trở lại", có lẽ đã đến lúc kế hoạch của Graham, hoặc các yếu tố trong đó, một lần nữa được xem xét thấu đáo bởi các nhà hoạch định chính sách.

(Joe Carlen là tác giả cuốn "Einstein của tiền tệ: Cuộc đời và sự thông tuệ tài chính bất hủ của Benjamin Graham" - "The Einstein of Money: The Life and Timeless Financial Wisdom of Benjamin Graham" và là nhà phân tích chính tại Know Thy Market, LLC.

Bloomberg


Warren Buffett – Ông vua đầu tư chứng khoán
Tags: economics

3 Comments

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc