Khi nông dân Mỹ ngăn cản tịch biên nhà cửa

Nông dân tập hợp để ngăn một cuộc đấu giá nhà bị tịch biên vào năm 1930. Nguồn: Thư viện Quốc hội (Mỹ), Phòng In ấn và Nhiếp ảnh.

By Philip Scranton / Sơn Phạm dịch

Đầu năm 1933, tạp chí Wall Street tuyên bố "một năm không lợi nhuận cho nông nghiệp" cuối cùng đã kết thúc. Giá cả hàng hóa đã giảm trung bình 50% từ năm 1931 đến năm 1932. Một phần tư dân số M, 32 triệu người, làm nghề nông, nhưng tỉ trọng trong thu nhập quốc dân của họ chỉ bằng một nửa số đó.

Nhiều hộ nông dân bắt đầu phớt lờ thanh toán các khoản tiền vay thế chấp và thuế tài sản, và các ngân hàng nông thôn cầm giữ những thế chấp này rơi vào nguy cơ mất khả năng thanh toán. Kết quả là, các vụ nhà bị tịch biên ngày càng tăng vào cuối năm 1932, bất chấp những nỗ lực cấp vốn của Ngân hàng Cho vay Nhà Liên bang (Federal Home Loan Banks) nhằm ngăn chặn làn sóng này.

Trong tháng 12, các nông dân giận dữ đổ về Washington, kêu gọi Quốc hội hành động.

Một người nói với tờ Washington Post "Con cái chúng tôi đang đói và b còi xương (rickets). "Cây trồng của chúng tôi thối rữa vì không có thị trường, và giờ đây, thậm chí trang trại của chúng tôi còn bị lấy mất vì bị tịch biên thì chúng tôi biết phải làm thế nào?"

Khoảng 40% các trang trại của nước Mỹ đã được mang đi thế chấp, theo số liệu ước tính  vào tháng 12 năm 1932 của Cục Kinh tế Nông nghiệp Mỹ. Những người nông dân yêu cầu một "kỳ nghỉ thế chấp", quy định pháp luật đình chỉ việc tịch biên nhà và thành lập một y ban liên bang tái cấp vốn nông nghiệp, tương tự như viện trợ của Tập đoàn Tài chính Tái thiết dành cho đường sắt và các nhà sản xuất. Nhưng một Quốc hội bế tắc đã trì hoãn mà không có bất kì hành động nào.

Nông dân quay ra biểu tình. Vào cuối tháng mười hai, 75 nông dân Wisconsin tụ tập để ngăn chặn một vụ bán nhà tịch biên. Họ đã thất bại và một ngân hàng mua 40 mẫu đất đang tranh chấp với giá 1.900 USD. Tuy nhiên, những người biểu tình thề sẽ ngăn chặn bất kỳ nỗ lực nào nhằm đuổi (evict) gia đình chủ nhà.

Vào ngày 2 tháng 1 năm 1933, nông dân đã biểu tình bất bạo động để ngăn chặn bán đấu giá tài sản trong ba quận ở Iowa. "Sẽ không có nhà thầu nào", một người nói. Và đã không có ai thật. "Hơn 2.000 mảnh bất động sản được chào bán, nhưng không có một giá bỏ thầu nào từ 400 đến 500 người tại phòng đấu giá", theo tờ New York Times.

Tại quận Plymouth, Iowa, 800 nông dân đã cố gắng ngăn chặn một v bán nhà bị tịch biên bằng cách áp đảo cảnh sát trưởng và đe dọa sẽ hành hình (lynch) luật sư của chủ thế chấp, nhà thầu duy nhất, trừ khi ông ta nâng giá bỏ thầuÔng ta đã làm như vậy, và vụ mua bán hoàn thành, nhưng các quan chức công bố "sẽ không có bất kì vụ bán nhà bị tịch biên nào nữa trong quận, ít nhất là trong một tháng tới."

Phản kháng, chống đối lan truyền nhanh chóng trên khắp đồng bằng khi các nhóm nông dân ngăn chặn hoặc trì hoãn các vụ bán nhà ngày càng tăng.

Một bước ngoặt đã đến vào giữa tháng 1 năm 1933 khi cảnh sát với súng máy đã bắn 300 viên đạn tại Elkhorn, Wisconsin, để giải tán một đám đông ngăn chặn tịch thu nhà. Thống đốc Albert Schmedeman đã ban hành một công bố yêu cầu thẩm phán tiểu bang dừng không thực thi luật tịch biên tài sản thế chấp và hứa rng cơ quan lập pháp sẽ sớm đưa ra một dự luật để có một lệnh hoãn trả nợ (moratorium) ba năm cho các ngôi nhà bị tịch biên.

Các tiểu bang khác cũng thận trọng với các cuộc biểu tình của nông dân. Giám sát ngân hàng ở Iowa hủy bỏ các vụ bán thế chấp trang trại, các nhà lập pháp Nebraska tìm cách xúc tiến một dự luật sẽ giảm mạnh thuế đất và các nhà lập pháp ở Kansas bắt đầu thảo luận về một đề xuất để định hình lại các hoạt động tịch biên nhà.

Tuy nhiên, biểu tình vẫn tiếp tục, khi có tới 1.000 người ở Minnesota "tụ tập về tòa án" tại Willmar để ngăn chặn vụ tịch biên thế chấp của một chủ đất trang trại Soren Hansen đã canh tác (till) trong 57 năm.

Cuộc khủng hoảng nông nghiệp ở nước Mỹ đã bước vào một giai đoạn mới, khi nông dân chống đối, tại một số thời điểm, rất dữ dội các vụ tịch thu tài sản tuy hợp pháp nhưng rõ ràng không được đồng tình.

(Philip Scranton là giáo sư về lịch sử của ngành công nghiệp và công nghệ tại Đại học Rutgers, Camden, và tổng biên tập của tờ Doanh nghiệp và Xã hội. Ông viết cho mục "Tuần này trong thời kỳ Đại khủng hoảng" cho blog Echoes.

Bloomberg

Tags: economics

Post a Comment

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc