Khi Michigan đóng cửa toàn bộ hệ thống ngân hàng

Cảnh sát nói với đám đông người gửi tiền về việc ngân hàng đóng cửa vào năm 1933. Nguồn: Thư viện Quốc hội (Mỹ), Phòng In ấn và Nhiếp ảnh.

Giáo sư Philip Scranton mới có bài ở Bloomberg, kể về khủng hoảng tài chính ngân hàng ở Michigan vào năm 1933, khi các khoản vay phá sản và nhà bị tịch biên gia tăng và giá trị tài sản giảm, nguyên do là từ 'tình hình bấp bênh' của công ty tài chính Union Guardian ở Detroit đã đầu tư rất nhiều vào các khoản vay thế chấp bất động sản, hiện đã bị rớt giá thê thảm, và dù có nhận được trợ giúp nhờ các khoản vay từ Tập đoàn Tài chính Tái thiết (Reconstruction Finance Corporation), công ty vẫn thiếu hàng triệu dollar. Tệ hơn nữa, khi những công ty gửi tiền lớn nhất như - General Motors, Ford Motor, và Chrysler Group - được yêu cầu 'xếp các khoản tiền gửi của họ sau, dành ưu tiên cho RFC và những người gửi tiền nhỏ hơn', Ford đã từ chối.

Điều này đã dẫn đến việc đóng cửa ngừng kinh doanh (shutdown) 'vì các cuộc biểu tình dữ dội chống lại giới ngân hàng'.

Để ngăn chặn sự hoang mang trên tiểu bang, tân thống đốc William Comstock ra lệnh đóng cửa các ngân hàng ở Michigan trong một tuần, nhằm bảo vệ những người gửi tiền vì thống đốc lo sợ rằng những người gửi tiền lớn sẽ rút tiền của họ nhanh chóng, khiến những người bình thường 'chỉ còn cầm túi không'. Khoảng 900.000 người dân Michigan đã không tiếp cận được các tài khoản bị đóng băng của họ cho tới ngày 21/2 (năm 1933).

Mọi người bắt đầu ứng biến. Các công ty ô tô và những người chủ lao động lớn đồng ý trả tiền bằng séc cho nhân viên của họ với tiền mặt được mang về từ New York và Chicago. Các cửa hàng rau quả sử dụng hệ thống tem phiếu. Các công ty dịch vụ công sắp xếp để kéo lùi ngày hết hạn các hóa đơn. Thống đốc Comstock nói ông nghĩ bản thân ông cũng ổn trong thời gian một tuần, vì ông vẫn còn 30 USD trong túi.

Dù biết một vài ngân hàng Michigan bên ngoài Detroit vẫn mở cửa cho các công việc kinh doanh thiết yếu, Comstock vẫn điềm tĩnh (unruffled), 'Tình huống này không tuân theo quy tắc, mà theo sự phán đoán tốt', ông nói.

Khi sự hoang mang tài chính lan rộng, và Chính sách Kinh tế mới (New Deal) bắt đầu, sự phối hợp đặc biệt (ở Michigan) này (ethos) sớm trở thành hướng dẫn chính sách trên toàn đất nước.

Sơn Phạm
Bloomberg

Tags: economics

1 Comments

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc