Cách mạng chính sách chưa trọn vẹn ở Nhật Bản

Photo courtesy roberthuffstutter
...
Tiết kiệm tư nhân ở Nhật Bản - hầu như toàn bộ được tạo ra bởi khu vực doanh nghiệp - là quá cao nếu so với số các cơ hội đầu tư khả dĩ. Vì vậy, tổng số tiền khấu hao và lợi nhuận giữ lại của các doanh nghiệp Nhật Bản ở mức cao chót vót 29,5% GDP vào năm 2011, so với chỉ 16% ở nước Mỹ, mà bản thân nước này cũng đang vất vả đối phó với thặng dư tài chính doanh nghiệp.

Hệ thống kinh tế Nhật Bản là một cỗ máy sinh ra tiết kiệm tư nhân cao. Nền kinh tế bão hòa với nhân khẩu học kém cỏi không thể sử dụng một cách hiệu quả những đồng tiền tiết kiệm này. Tổng ngạch đầu tư cố định của Mỹ đạt trung bình 10,5% GDP trong 10 năm qua, so với Nhật Bản là 13,7%. Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế Mỹ đã vượt xa hơn nhiều tăng trưởng ở Nhật Bản. Các tập đoàn, doanh nghiệp Nhật Bản hẳn đã đầu tư quá nhiều, chứ không phải là quá ít. Do vậy, tăng tỉ lệ đầu tư để hấp thụ nhiều hơn tiết kiệm dôi dư của doanh nghiệp, sẽ càng thêm lãng phí.

Đây là nhận xét của Martin Wolf. Còn theo Tyler Cowen, nếu bạn tính đến cả đình đốn, sự chuyển hướng thu nhập quốc dân khỏi lao động, bất bình đẳng thu nhập, quy tắc Ramsey, bạn sẽ gặp phải những vấn đề kinh tế rất kì lạ. Tỉ lệ đầu tư cao của doanh nghiệp Nhật Bản không thật chính xác giống với mô hình Keynesian cũ, đơn giản. Tuy nhiên, Cowen cho rằng giảm tỉ lệ đầu tư cũng không hẳn là câu trả lời, mà Nhật Bản cần tăng tỉ lệ đầu tư cao với các doanh nghiệp chất lượng hơn và các cơ hội đầu tư tốt hơn, điều mà xem ra khó đạt được.


Tags: japan

Post a Comment

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc