Khi Pháp đánh thuế người dân để trả nợ


Nước Pháp đối mặt với biến động chính trị và kinh tế vào đầu những năm 1930. Nguồn: Thư viện Quốc hội (Mỹ). Phòng In ấn và Nhiếp ảnh.

Giáo sư Philip Scranton mới có bài ở Bloomberg, kể về các cuộc bầu cử lập pháp năm 1932 ở Pháp đã đưa chính phủ trung tả lên nắm quyền. Đảng Xã hội cấp tiến ôn hòa (centrist?) đã liên minh với những thành viên xã hội chủ nghĩa Pháp trong Đảng quốc tế Lao động để bầu ra Thủ tướng mới và nội các.

Nhưng bất ổn chính trị và các thách thức kinh tế thời kỳ Đại khủng hoảng đã khiến cho việc quản trị trở nên khó khăn. 16 nhóm tranh cãi nhau đã bầu ra các nhà lập pháp. Tệ hơn nữa, cả hai đảng chính đều vướng phải những chia rẽ nội bộ (internal splits). Kết quả là Nội các sụp đổ nhiều lần trong khoản thời gian giữa tháng Sáu năm 1932 và tháng Một năm 1933. Sự đình trệ (meltdown) lập pháp này đã dẫn tới buộc phải thay tới 3 Thủ tướng liên tiếp.

Thuế là vấn đề nóng. Tạp chí Time viết vào đầu tháng Hai năm 1933:
'Tuần trước, 10.000 người dân từ các miền ở nước Pháp, thành viên của Liên đoàn quốc gia những người đóng thuế, tập hợp ở Paris và yêu cầu công bằng cho đến khi bất ngờ hô to 'Tiến về Văn phòng quốc hội!' (On to the Chamber!,) họ bắt đầu diễu hành về Văn phòng Quốc hội (Chamber of Deputies), đấu tranh với cảnh sát Paris, bị đánh trả lại bởi đội kỵ binh Garde Republicaine. 'Chúng tôi sẽ không đóng thuế cao hơn nữa!' người phát ngôn nhiệt tình hô to.

Với tỉ lệ thất nghiệp tăng cao và các khoản phí bồi thường chiến tranh của Đức bị đình trệ, việc cân bằng ngân sách nước Pháp đòi hỏi phải tăng thuế, cắt giảm chi tiêu đáng kể hoặc cả hai. Nhưng những tiếng nói phản đối 'thắt lưng buộc bụng' rất quyết liệt (bitter). Thủ tướng Edouard Daladier đã cắt giảm nửa tỉ francs (19,8 triệu đôla vào năm 1933) từ ngân sách quốc phòng vào tháng Ba năm 1933, dẫn đến 'những tiếng thở dài thất vọng từ Tổng Tham mưu trưởng của Pháp (French General Staff)', báo Time viết.

Một cuộc khủng hoảng đang dần hình thành (brewing), và như báo New York Times viết, nó không đơn giản chỉ là sự nổi dậy của những người đóng thuế. 'Nếu để diễn tả trong một câu thì có thể gọi cuộc cách mạng này là 'Etatisme': chống lại một chính phủ lớn, chống lại sự can thiệp quá nhiều từ chính phủ vào sự tự do cá nhân của mỗi công dân.'

'Có một sự bất bình đẳng thường trực trong những người chịu thuế và sự bảo vệ tùy tiện những tầng lớp nhất định các nhà sản xuất,' tờ Paris-Soir viết.

Ví dụ, ở khu hành chính (Department of) Gironde, bao gồm vùng sản xuất rượu vang Bordeaux, những người nông dân chỉ trả 678.000 francs mỗi năm tiền thuế cho toàn bộ lợi nhuận của họ trong khi những người sản xuất ở cùng khu vực này phải trả tới hơn 60 triệu francs. Trên toàn quốc, chính phủ thu chỉ 72 triệu francs từ những tài sản nông thôn trong khi thu về 3,5 tỉ francs thông qua đánh thuế lợi nhuận công nghiệp và thương mại.

Kết quả là, 'khi thuế càng trở nên nặng nề hơn, trốn thuế đã trở nên trắng trợn (flagrant),' tờ New York Times viết. 'Những người đóng thuế hay buộc phải đóng thuế đã rất tức giận.'

Các thỏa thuận chính trị hình thành nên các thuế bảo hộ đã làm trầm trọng thêm những rắc rối này. Đối mặt với cạnh tranh về giá từ Bỉ đối với ngựa kéo (draft horse) và từ Đan Mạch đối với bơ, đại diện nông dân vùng Normandy đã dựng nên những hàng rào thuế quan. Để trả đũa, Bỉ và Đan Mạch tăng thuế lên rượu vang của Pháp. Ngành đánh bắt cá của Pháp cũng nhận được bảo hộ tránh khỏi sự cạnh tranh từ cá khô của Na Uy, và những nhà làm pho mát được bảo hộ từ sự cạnh tranh của các đối thủ Hà Lan. Các mức thuế trả đũa được lập nên ngay sau đó, đã bóp nghẹt (choking) thị trường xuất khẩu.

Thời kì năm 1933, chính phủ Pháp không ổn định và thường xuyên bị tê liệt. Khi chính phủ hành động, họ lại thường làm xấu thêm tình hình quốc gia thay vì giải quyết vấn đề.

Sơn Phạm
Bloomberg


Tags: economics

2 Comments

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc