Các bài thi điểm 0: dốt hay sáng tạo?


Kết quả đã bắt đầu có từ đợt thi tuyển sinh đại học cực kỳ mệt mỏi của Trung Hoa (gaokao). Sau 12 năm học, các em học sinh (và những phụ huynh đầy âu lo của các em) cuối cùng đã biết một điểm duy nhất (tối đa là 750 điểm) để xác định trường đại học nào các em có thể có cơ hội được chấp nhận. Trong kì thi đại học năm nay, mỗi em phải cạnh tranh với 9,15 triệu em khác để giành 6,85 triệu suất vào các trường ĐH, CĐ.

Các phương tiện truyền thông Trung Hoa và internet cũng nóng lên với kỳ thi. Đề thi và đáp án được công bố công khai trên mạng, tiêu đề các bài luận văn được thảo luận trên đài phát thanh và truyền hình, và sinh viên thủ khoa được ca ngợi trên báo chí quốc gia và khu vực (quán quân năm nay ở Bắc Kinh là Zhu Chenzhuo, được 725 điểm).

Tuy nhiên, không phải tất cả các thí sinh đều làm bài kiểm tra một cách nghiêm túc. Một hiện tượng phổ biến từ lâu đó là "các bài điểm 0". Đây là những câu trả lời cho phần câu hỏi chính trong môn ngôn ngữ và văn hóa bắt buộc, hầu như không được điểm nào. Nhiều bài trong số này sau đó được công bố trên mạng, và do ở mỗi vùng khác nhau có câu hỏi bài luận khác nhau, nên luôn có một thang điểm (range). Nhiều thí sinh bị trượt (flop) vì quá nhiều bài bị đánh hỏng (pluck) bởi giám viên chấm, chứ không phải do "dốt".

Một trong những bài điểm kém như vậy là ở tỉnh Sichuan (Tứ Xuyên) trong năm nay, trong câu trả lời cho bài luận về "cân bằng kiểu Trung Hoa" (Chinese-style equilibrium). Thí sinh bị điểm kém, tức là người giành chiến thắng "bài điểm 0 tròn trĩnh", viết "Khi thấy tiêu đề như vậyđương tự nhiên tôi thấy rất buồn cười," và bắt đầu liệt kê một loạt các vụ bê bối bất bình đẳng ở Trung Hoa từ vài năm qua, từ việc giá bất động sản tăng vọt (rocketing) cho tới quan chức tham nhũng và những thói quen đặc quyền của các "con cha cháu ông". Bài luận kết thúc với lời kêu gọi: "Đừng ngần ngại gì nữa, nhanh lên, 0 điểm cũng được, nhanh ra khỏi phòng thi còn chơi mạt chược..."

Một thí sinh khác ở Thượng Hải, khi được yêu cầu luận về "những điều quan trọng" trong cuộc sống, đã viết: "là một kẻ vô lại nhưng chân thật" (be a true punk?), "đánh nhau với một ban nhạc metal", "sống tự do" và "có bạn gái". "Tôi không muốn ngồi trong kì thi gaokao này", em viết. "Cuối cùng thì, với điểm này, tôi chỉ có thể được nhận vào duy nhất một trường, đó là: trường đời." Bài này hiển nhiên bị (được?) điểm 0.

Trước đó, vào năm 2009, một thí sinh hy vọng sẽ nổi tiếng, khác với các học sinh khác, đã viết bài luận của mình bằng chữ sấm truyền (oracle-bone), một kiểu bí kíp cổ xưa được sử dụng ở thời đại đồ đồng (Bronze Age). Giáo viên chấm thi đã phải tìm chuyên gia giải mã để có thể đọc được, và nhiều cuộc thảo luận đã được tiến hành trước khi số điểm được công bố. Cuối cùng, bài này được 8 trên 60 điểm.

Có lẽ, điều đáng chú ý nhất là, những bình luận trên mạng về các bài viết như thế này rất tích cực. Nhiều người cho rằng nỗ lực hay bài viết của các thí sinh này phải được đánh giá cao vì 'rất sáng tạo'. Trong một đất nước đang thúc đẩy sự đổi mới sáng tạo hơn, không chỉ riêng các thí sinh mới cảm thấy chán ngấy với hệ thống thi cử hiện nay.

Sơn Phạm
The Economist


Tag and 7 truths about lovebird21c
Tags: china

4 Comments

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc