Trang trí năm mới Shimekazari ở Nhật Bản
Ngay sau ngày 25/12, các trang trí hiện đại cho lễ Giáng sinh sẽ được đóng gói lại, và các trang trí Nhật Bản truyền thống sẽ được thay thế cho Shogatsu - Năm mới - ngày lễ quan trọng nhất trong năm ở Nhật Bản.
Nhưng không giống với các trang trí Giáng sinh, được gói lại và tái sử dụng, các trang trí Shogatsu bắt buộc phải là đồ mới. Không chỉ bởi vì phần lớn chúng được làm bằng các nguyên liệu tự nhiên như tre, cành cây thông hay rơm, mà còn bởi vì chúng tượng trưng cho việc đoạn tuyệt với quá khứ và mong muốn hướng về phía trước, về tương lai và sự tiến bộ.
Shimekazari (しめ飾り) là dây thừng bằng rơm, với các dải giấy zigzag gọi là shide, được trang trí với các vật mang lại điềm lành (auspicious). Có mối liên quan tới nghi lễ thay sợi thừng bằng rơm linh thiêng shimenawa của Thần giáo vào đêm Giao thừa, Shimekazari thường được treo trước cửa ra vào để xua đuổi các tà ma và mời Toshigami (歳神) - vị thần Shinto vào nhà. Để mang lại may mắn, shimekazari nên được treo lên ngay sau lễ Giáng sinh, và chậm nhất là ngày 28/12, shimekazari theo truyền thống được dỡ bỏ vào ngày 7/1 hoặc sau ngày 15, tùy theo vùng bạn sinh sống.
![]() |
Photo courtesy Toshiyuki IMAI. |
Bài trước: Cờ matoi lính cứu hỏa Nhật Bản
Tags: japan
Tại Tây Ban Nha, một phong tục thú vị tồn tại suốt 100 năm qua là tục ăn nho vào đầu năm mới. Vào đêm giao thừa, nhiều người Tây Ban Nha sẽ ăn 12 quả nho trong mười hai giây cuối cùng của năm. Họ tin rằng 12 trái nho tượng trưng cho 12 tháng hạnh phúc trong năm mới.
Một phong tục đón năm mới phổ biến tại nhiều nước trên thế giới, đó là trầm mình trong nước lạnh. Từ những nước châu Âu như Anh, Hà Lan hay Đức đến những nước ở châu Mỹ như Brasil hay Mỹ, những ngày đầu năm mới cũng là dịp để người dân đổ ra các bãi biển bất chấp thời tiết giá lạnh. Người ta tin rằng việc ngâm mình trong lòng đại dương vào mùa đông là một trong những thử thách đo sức chịu đựng, sự rắn rỏi và sức đề kháng của mọi người trước khi bắt đầu một năm mới.
Tại Philippines, quốc gia gần với Việt Nam hơn, người dân quan niệm hình tròn tượng trưng cho thịnh vượng và may mắn. Vì thế, vào ngày Tết ở Philippines, người dân thường thích ăn những thức ăn, hoa quả hình tròn và mặc đồ chấm bi vì cho rằng điều này mang lại một năm "tròn trịa", viên mãn.
mình em khô nước mắt không màu…