Trưng cầu dân ý tại Crimea có hợp pháp không?

The Swallow's Nest castle high on the cliff above the beautiful Black Sea. Photo courtesy Fr Maxim Massalitin.

Cuộc vận động trưng cầu dân ý về vấn đề ly khai của Crimea sẽ diễn ra ngày 16 tháng Ba chủ yếu bàn về tính hợp pháp hơn là lợi ích của việc ly khai. Nga và Mỹ đang vội vã đưa ra những quan điểm có lợi cho mình về tính chính thống của việc chia cắt có thể xảy ra của nước cộng hòa này khỏi Ukraine. Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định ‘những bước đi của lãnh đạo Crimea hoàn toàn dựa trên các chuẩn mực luật pháp quốc tế’. Ngược lại, Tổng thống Mỹ Barack Obama phản đối cuộc trưng cầu dân ý sắp tới. Trong bài phát biểu ngày 6 tháng Ba vừa qua, ông Obama tuyên bố ‘Chúng ta đang ở năm 2014, và đã vượt xa cái thời mà các đường biên giới có thể được vẽ lại mà không cần lý gì tới các nhà lãnh đạo dân chủ’. Tuy nhiên, cả luận điểm của Putin cũng như Obama đều không hoàn toàn giải thích những quy chuẩn đối lập hiện có trong cuộc chơi này.

Về bản chất, luật pháp quốc tế không công nhận quyền ly khai, nhưng cũng tránh việc cấm tuyên bố độc lập đơn phương. Các cơ quan luật pháp quốc tế coi kết quả của những cuộc ly khai thành công như cách bạn bè nhìn cặp đôi chia tay: dù thích hay không, đó là hai cá thể mới không còn ràng buộc. Vì vậy nếu những người nói tiếng Nga tại Crimea (đã có quy chế ‘cộng hòa tự trị’) biểu quyết tách khỏi Ukraine vào tuần tới và ‘rơi vào vòng tay’ Liên bang Nga thì không tòa án quốc tế nào phản đối và cũng sẽ chẳng đứng mũi chịu sào để bảo vệ quyền ly khai của bán đảo này.

Trái lại, Ukraine rõ ràng có lý do để phản đối tính hợp pháp về quyền ly khai trong tay người dân Crimea. Điều 73, Hiến pháp Ukraine ghi rõ (unequivocal): ‘Bất cứ thay đổi nào liên quan đến lãnh thổ Ukraine phải được quyết định bằng trưng cầu dân ý với sự tham gia của toàn thể người dân Ukraine’. Crimea đã không để cho phần còn lại trong số 44 triệu người dân Ukraine đưa quyết định về số phận của bán đảo này, vì vậy cuộc biểu quyết ngày 16 tháng Ba sẽ vi phạm luật pháp Ukraine. Tuy nhiên, phong trào ly khai đôi khi vẫn diễn ra mà không có sự đồng ý của ‘nước mẹ’. Cuộc đấu tranh giành độc lập của Mỹ cũng là cuộc chiến ly khai bất hợp pháp chống lại Vương quốc Anh. Năm 2008, trong khuôn khổ luật pháp quốc tế hiện đại, việc Kosovo tách khỏi Serbia cũng không được chính quyền Belgrade cũng như rất nhiều quốc gia khác hậu thuẫn nhưng lại được đa số các thành viên Liên Hợp Quốc ủng hộ. Nga so sánh Crimea với Kosovo và cáo buộc các nước phương Tây đang chơi trò chính trị nước đôi (double standards). Ngược lại Mỹ cho rằng Crimea và Kosovo là hai trường hợp hoàn toàn khác nhau và Nga thực chất chỉ đạo đức giả (hypocrisy): Nga đã dùng bạo lực để dập tắt quyền tự trị của Chechnya song lại bênh vực quyền ly khai của Crimea. Nếu như Crimea biểu quyết sáp nhập vào Nga thì đây sẽ là trường hợp ngoại lệ về phân chia lãnh thổ (carve-outs) trong các hiệp ước tương lai giữa Nga với các quốc gia không thừa nhận sự ly khai của khu vực này.

Bên cạnh vấn đề hợp pháp, liệu Crimea có quyền tách khỏi Ukraine hay không? Ông Allen Buchanan - nhà lý luận chính trị tại Đại học Duke cho rằng các tỉnh có quyền biện minh cho việc ly khai của mình nếu bị phân biệt/kỳ thị. Những người chủ trương ly khai tại Basque miêu tả số phận của họ bằng hình ảnh con bò: ăn cỏ trên lãnh thổ Basque trong khi sữa lại bổ béo cho những người dân sống tại các địa phương khác ở Tây Ban Nha. Song các tuyên bố rằng những người nói tiếng Nga tại Crimea có nguy cơ đối mặt với bạo lực và đàn áp từ các phần tử quá khích Ukraine thật là lố bịch (preposterous). Thực tế, Ukraine đang phải trợ cấp Crimea và sẽ được lợi về kinh tế từ cuộc ly khai này. Tuy nhiên, liệu Ukraine cũng có quyền buộc Crimea phải hợp nhất hay không? Ông Buchanan cho rằng Ukraine có quyền này nếu cuộc ly khai ảnh hưởng nặng nề đến ‘nước mẹ’. Tuy nhiên, nhìn vào bản đồ ta có thể thấy Crimea chỉ giống như một mẩu xương nhỏ (tenuous) gắn với phần còn lại của Ukraine bởi một sợi dây. Dù Crimea có là cầu nối với Biển Đen và mang lại thu nhập từ du lịch, công-nông nghiệp, việc mất đi 4% dân số khó có thể gây tổn hại lớn đối với nền kinh tế Ukraine. Cuộc trưng cầu dân ý được công báo trước 10 ngày nhưng chỉ biểu quyết về vấn đề ly khai hay sẽ sáp nhập vào Nga mà không có lựa chọn giữ nguyên trạng. Đồng thời, cuộc trưng cầu dân ý này được diễn ra khi Crimea bị chiếm đóng bởi quân tinh nhuệ của Nga. Dù chúng ta có đánh giá chính xác tính hợp pháp của cuộc trưng cầu dân ý này như thế nào thì điều đáng nói ở đây là cuộc trưng cầu dân ý này không công bằng và sẽ trở thành tiền lệ xấu.

Phương Thùy
The Economist


Tags: idea

5 Comments

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc