Vì sao người dân Mexico nổi giận về vấn đề dầu mỏ?

El petroleo es nuestro. Photo courtesy Carlos Adampol.

"EL PETROLEO es nuestro!" (‘Dầu là của chúng ta!’). Khẩu hiệu này được hô vang trên các đường phố khi Tổng thống Lázaro Cárdenas tiến hành quốc hữu hóa ngành dầu mỏ vào năm 1938 và giờ đây vẫn còn vang dội trên đất nước Mexico. Tuy nhiên, điều lạ lùng là khẩu hiệu này được sử dụng bởi cả chính phủ - đang đề xuất tư nhân hóa ngành dầu mỏ, và những người đang nỗ lực tổ chức trưng cầu dân ý nhằm phản đối chính đề xuất này. Rất ít quốc gia trên thế giới (kể cả Cuba và Triều Tiên) kiểm soát (stranglehold) dầu mỏ toàn diện như ở Mexico: Nhà nước kiểm soát tất cả từ khai thác đến tiêu thụ (from the bottom of the well to the tip of the petrol pump). Thế nhưng trong các lĩnh vực khác, Mexico là một nền kinh tế mở; người nước ngoài thậm chí sở hữu tập đoàn bia Corona - bia đặc trưng của Mexico. Vì sao dầu mỏ là điều bất khả xâm phạm đến vậy?

Câu trả lời là, đối với người dân Mexico, dầu mỏ còn mang tính lịch sử chứ không chỉ đơn thuần là tài sản kinh tế. Với nhiều quốc gia, giành được độc lập từ các đế quốc thực dân đồng nghĩa với tự khẳng định chủ quyền. Mexico cũng ăn mừng nền độc lập giành được từ Tây Ban Nha năm 1810 nhưng sau đó lại mất 50% lãnh thổ về tay Mỹ năm 1848, và tiếp tục để các công ty ngoại quốc kiếm chác (plunder) từ dầu mỏ trên lãnh thổ quốc gia mình cho đến tận sau cách mạng 1910-1917. Khi Tổng thống Cárdenas giành quyền kiểm soát ngành dầu mỏ từ tay các công ty Anh và Mỹ vốn đã phản đối thành lập công đoàn vào những năm 1930, điều này được đón mừng như một chiến thắng vĩ đại chống chủ nghĩa đế quốc; người dân xếp hàng quyên góp từ gà cho đến trang sức để góp phần trang trải chi phí cho quá trình quốc hữu hóa (expropriation). Lorenzo Meyer - sử gia cánh tả Mexico cho rằng, giờ đây, sau 75 năm, nếu đảo ngược quá trình này và cho phép đầu tư nước ngoài cũng như tư nhân vào dầu mỏ thì năm 1938 sẽ chỉ đơn thuần là một thất bại khác trong chuỗi những “thất bại lịch sử” liên tiếp.

Nói vậy có lẽ hơi quá. Mexico có thể đánh thuế và kiểm soát tốt ngành năng lượng giống các nước khác như Colombia đang làm để chí ít thu được lợi nhuận bằng với mức nước này đang thu được từ dầu mỏ đồng thời để khu vực tư nhân gánh chịu một phần rủi ro. Vấn đề là người dân Mexico không hề tin tưởng những nhà lãnh đạo hay quản lý của họ. Họ đã chứng kiến quá trình tư nhân hóa công ty truyền thông Telmex – biến Carlos Slim thành người giàu nhất thế giới, trong khi chẳng mang cho họ lợi ích nào. Các ngân hàng thuộc sở hữu nước nước ngoài chính là những mô hình dịch vụ tồi (shoddy). Người dân lo ngại rằng lợi ích t việc mở cửa ngành công nghiệp năng lượng sẽ dồn về thiểu số tài phiệt chứ không phải toàn bộ người dân.

Điều này giải thích tại sao chính phủ cần lý lẽ mới thuyết phục hơn về ngành dầu mỏ thay vì chỉ đơn thuần tuyên bố trung thành với mô hình cũ. Dầu mỏ, trên danh nghĩa, có thể thuộc về toàn thể người dân Mexico nhưng hiện có sự chênh lệch về lợi ích mà công đoàn dầu mỏ và các quan chức thu được. Hơn thế nữa, dầu mỏ cũng là một tài sản hao mòn. Nếu được kiểm soát tốt, đầu tư tư nhân sẽ giúp đa dạng hóa nguồn cung nhiên liệu của Mexico, chẳng hạn thông qua tiếp cận được lượng dầu nằm sâu dưới biển và khí đá phiến (shale gas), đồng thời làm giảm giá thành. Năng lượng giá rẻ sẽ giúp Mexico có lợi thế cạnh tranh hơn giống như trường hợp của Mỹ. Đó mới là chiến thắng thời hiện đại đáng được tán dương.

Phương Thùy
The Economist

Tags: economics

3 Comments

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc