Netsuke ở Bảo tàng Anh: Nét đẹp trong sự nhỏ bé

Netsuke. Photo courtesy Erich Ferdinand.

Netsuke - những chiếc móc treo (toggle) chạm khắc cầu kì (intricately carved) được dùng để treo vào đai lưng (sash) bộ kimono của đàn ông lại đang trở thành mốt nhưng không phải như một đồ vật thanh nhã để trang trí, mà như các bảo vật được yêu thích vì sự tinh xảo và những điều nó hé lộ về lịch sử Nhật Bản. Được cổ vũ từ danh tiếng của cuốn ‘The Hare with the Amber Eyes’ (Chú thỏ có đôi mắt màu hổ phách), cuốn hồi ký giành nhiều giải thưởng của Edmund de Waal về bộ sưu tập netsuke mà ông được thừa hưởng, viện Bảo tàng Anh đang tổ chức một cuộc triển lãm nhỏ nhưng ấn tượng về các tác phẩm điêu khắc nhỏ bé như một phần trong chuỗi các buổi trưng bày miễn phí nhằm giới thiệu thêm (cast a fresh light) với công chúng về bộ sưu tập này.

Bảo hàng hiện có gần 2.300 chiếc netsuke, phần lớn được các nhà sưu tập trao tặng trong hơn 150 năm qua nhưng chỉ có năm chiếc được trưng bày cùng với loại kimono và phụ kiện tương ứng giống như ở Nhật Bản trong thời kì Edo (1615-1868). Bảo tàng dự định giới thiệu chúng giống như khi được sử dụng với mục đích ban đầu trước khi trở thành các món đồ lưu niệm được giới sưu tập ưa thích khi Nhật Bản kết thúc chính sách bế quan tỏa cảng và văn hóa phương Tây xuất hiện ở đây.

Như hầu hết các món đồ thời trang có lịch sử lâu dài, netsuke được chạm khắc từ gỗ, bạc, ngà voi và đôi khi là sứ, ban đầu có công dụng nhất định. Trong khi kimono của phụ nữ có các túi nhỏ trong tay áo thì đàn ông thuộc mọi đẳng cấp buộc các đồ dùng cá nhân như túi tiền, đồ viết, tẩu và hộp thuốc lá vào một dải lụa. Dải lụa này được giữ bởi một chiếc netsuke gắn vào chiếc đai lưng dày quanh vùng eo của chiếc kimono.

Đầu thế kỉ 18, Edo (Tokyo ngày nay) là một trong những thành phố lớn nhất thế giới. Giao thương phát triển giúp các thương nhân ngày càng có khả năng bắt chước và thậm chí vượt qua (emulate) lối sống và phục trang của những người thuộc tầng lớp trên họ trong trật tự xã hội khắt khe (strict social hierarchy) thời bấy giờ. Luật cấm xa hoa lãng phí (sumptuary laws) ban hành bởi chính quyền quân sự Mạc phủ (shogunate) nhằm ngăn cản sự thăng tiến giai cấp bằng cách giới hạn chi tiêu cá nhân và quy định từng đẳng cấp nào được mặc cái gì. Các tầng lớp dưới (lower echelons) bị cấm không được mặc vải thêu cầu kì và chỉ được mặc đồ bằng lụa tối màu hoặc vải bông với họa tiết đơn giản.

Phụ kiện là một cách lách luật kín đáo (discreet) trước các quy định về ăn mặc (sartorial rules) này. Netsuke đủ nhỏ để giấu trong bàn tay hoặc nhét (tuck into) vào nếp gấp của kimono và đã trở thành một cách khoe của và khoe ‘gu’ ngày một được ưa chuộng. Thiết kế tinh xảo (elaborate design) của nó thể hiện niềm vui có được từ việc phá luật (flouting the rules), sự kết hợp tinh tế giữa nhu cầu thực tế và nghệ thuật điêu khắc với các sắc thái đa dạng từ hài hước, trào phúng (grotesque) đến gợi dục (erotic) và châm biếm (kitsch). Các netsuke được chọn cho lần triển lãm này – một đôi vợ chồng hoàng gia Trung Hoa đang thổi sáo, một con rùa, một con chuột đang ngủ, một con cá vàng tròn trịa (bulbous) và một chú bé đang nhảy – là biểu hiện của sự đa dạng ấy. Tuy vậy, chúng gần như luôn có hình tròn với hai lỗ để xỏ dây và các cạnh trơn để không làm rách bộ kimono.

Trang phục thường bị coi là không quan trọng (dismissed as unimportant) và thời trang chỉ là người em phù phiếm (frivolous younger sibling) của nghệ thuật nhưng bộ kimono màu xám nhạt cùng với các phụ kiện (được trưng bày) có một sự cộng hưởng mạnh mẽ (striking resonance) với hiện tại – nơi sự khác biệt trong trang phục của giới kinh doanh thường được thể hiện qua phụ kiện như giày và đồng hồ. Mục đích sử dụng có thể được dùng làm cái cớ (ostensibly practical purpose) để che chắn người dùng khỏi các cáo buộc xa hoa, lãng phí: chúng là hiện thân của sự theo đuổi cả tính thoải mái và thể hiện cái tôi cá nhân, những điều vốn luôn có ảnh hưởng tới các ăn mặc. Tương tự như vậy, “các vụ nổ nho nhỏ về tính chính xác” (“small explosions of exactitude”) – netsuke theo miêu tả của de Waal có thể ấn tượng và quyến rũ (beguiling) trong từng chi tiết nhưng câu chuyện lớn hơn mà nó kể cũng không kém phần thú vị.

Đăng Duy
The Economist

Tags: japan

3 Comments

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc