Các quỹ hưu trí tư nhân đang biến mất?

Nest Egg of Cash. Photo courtesy American Advisors Group.

Lương hưu – tiền trả cho người già không còn làm việc nữa – xuất hiện đầu tiên vào thế kỷ 17. Lương hưu do nhà nước chi trả xuất hiện vào cuối thế kỷ 19 khi Bá tước Otto von Bismarck - Thủ tướng Đế chế Đức tìm cách duy trì lòng trung thành của tầng lớp lao động với Đức hoàng (the German Kaiser). Các quỹ hưu trí doanh nghiệp chỉ mới phát triển hàng loạt sau Thế chiến II dưới hình thức các chương trình hưu trí quyền lợi xác định trước (defined-benefit plan), trong đó thu nhập khi nghỉ hưu tỷ lệ với mức lương cuối cùng người lao động nhận được, tùy thuộc vào số năm làm việc.

Tuy nhiên chi phí cao khiến các công ty đang dần rút khỏi các chương trình hưu trí quyền lợi xác định trước này. Người lao động ngày nay có tuổi thọ cao hơn: trong các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), nam giới ở độ tuổi 65 có khả năng sẽ sống thêm khoảng 17,6 năm nữa so với 12,7 năm vào năm 1960. Trước đây, chi phí này được bù đắp bởi hoạt động thị trường chứng khoán sôi nổi (buoyant), thúc đẩy các công ty cam kết chi những khoản lớn hơn cho hưu trí. Tuy nhiên, kể từ năm 2000, thu nhập từ thị trường chứng khoán giảm sút khiến lợi tức trên trái phiếu cũng giảm theo. Các tranh cãi gần đây về cải cách tiền lương tại Chicago cho thấy nhân viên nhà nước cũng đang phải vật lộn với những vấn đề tương tự.

Khi các chương trình hưu trí quyền lợi xác định trước trở nên quá đắt đỏ, các chủ doanh nghiệp chuyển sang hình thức chương trình hưu trí tiền đóng góp xác định trước (defined-contribution plan), khi quỹ lương do cả chủ doanh nghiệp và người lao động cùng đóng góp. Ở Vương quốc Anh, từ lâu người lao động đã buộc phải mua annuity (tiền trợ cấp hàng năm), thu nhập cho phần đời còn lại của mình. Tuy nhiên, cũng giống các nguyên nhân mà chương trình hưu trí quyền lợi xác định trước trở nên tốn kém (tuổi thọ cao, lợi tức trái phiếu thấp), khoản lương hưu thu được từ mua tiền trợ cấp hàng năm cũng giảm. Nhiều người lao động cũng không hài lòng với hình thức này.

Chính phủ Vương quốc Anh đang bãi bỏ yêu cầu mua trợ cấp hàng năm; còn ở Mỹ, người lao động có quyền tự quyết đối với quỹ lương hưu của mình, kể cả việc mua xe thể thao. Tuy nhiên, vấn đề là chương trình hưu trí tiền đóng góp xác định trước mới này không hẳn là ‘lương hưu’ mà chỉ là những khoản tiền dự phòng (nest egg) na ná tài khoản tiết kiệm hay cổ phần từ việc sở hữu một căn nhà mà thôi. Và, thường thì họ không ngờ mình lại sống thọ hơn 5 năm hay lâu hơn thế so với dự tính.

Phương Thùy
The Economist

Tags: economics

5 Comments

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc