Kinh tế Thái Lan: Khi ‘lớp chống dính’ bong ra

Rubber provides some insulation. Photo courtesy Trans World Productions.

Nền kinh tế Thái Lan không thể giũ sạch (shrug off) những bất ổn chính trị ở nước này.

Chính quyền quân sự Thái Lan đã không mất nhiều thời gian để nhận ra bài học đầu tiên về việc lấy lòng dân chúng (building popular goodwill): khi không biết phải giải quyết khó khăn ra sao, cứ việc chi tiền (when in doubt, spend). Hội đồng Hòa bình và Trật tự quốc gia (NCPO) – chính quyền quân sự dưới sự lãnh đạo của Tướng Prayuth Chan-ocha trong tháng đầu tiên cầm quyền đã nhanh chóng giải ngân các khoản tiền lớn từ ngân sách chính phủ (airing out government coffers with a high-powered leaf blower). 92,4 tỷ baht (2,8 tỷ USD) đã được chi cho nông dân trồng lúa theo chương trình trợ cấp có từ thời chính quyền bị lật đổ của bà Yingluck Shinawatra trong khi các chương trình vận tải đầy tham vọng ước tính trị giá hơn 72 tỷ USD cũng đang được cân nhắc (ponder).

Chính quyền cũng hứa sẽ giải quyết số dự án tồn đọng trị giá 21 tỷ USD đang chờ xét duyệt từ Ủy ban Đầu tư (Board of Investment) do tướng Prayuth tự bổ nhiệm mình làm Chủ tịch. Tại buổi họp đầu tiên sau cuộc đảo chính ngày 18 tháng Sáu, Ủy ban Đầu tư Thái Lan đã thông qua 18 dự án trị giá 4 tỷ USD. Sau khi hạ bệ chính quyền mị dân về kinh tế (economic populism), Hội đồng Hòa bình và Trật tự quốc gia Thái Lan dường như thấy rằng đôi khi bắt chước (mimicry) cũng là một phần thiết yếu của việc quản trị: Hội đồng này đã làm trung gian cho thương vụ chiếu World Cup miễn phí trên các kênh truyền hình.

Phản ứng của người Thái có vẻ tích cực: cuộc điều tra được thực hiện sau đảo chính cho thấy chỉ số niềm tin người tiêu dùng (consumer-confidence index) đã đảo chiều tăng trở lại từ 67.8 hồi tháng Tư lên 70.7 trong tháng Năm sau 13 tháng giảm liên tiếp. Sau khi sụt giảm mạnh vào ngày 23 tháng Năm, một ngày sau khi giới quân đội chiếm quyền, thị trường cổ phiếu đã tăng đều đặn trở lại và tới ngày 1 tháng Bảy, chỉ số SET đã đạt 1.486, tăng gần 17% so với đầu năm. Tương tự, đồng baht của Thái cũng tăng sau đảo chính.

Nhưng tình hình vẫn còn rất u ám (far from well). Trong quý I năm 2014, GDP Thái Lan giảm 0,6% so với quý trước và 2,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Du lịch, ngành chiếm gần 7% nền kinh tế đã suy giảm đáng kể: theo cơ quan cung cấp dữ liệu STR Global, tỉ lệ đặt phòng từ tháng Một tới tháng Năm thấp hơn 15% so với cùng kỳ năm 2013. Tháng Sáu, Ngân hàng Trung ương Thái Lan đã giảm dự đoán tăng trưởng năm 2014 xuống gần một nửa còn 1,5%.

Các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng tỏ ra e ngại (skittish): trong 5 tháng đầu năm 2014, họ mới đăng ký 334 dự án trị giá 230 tỉ baht tới Ủy ban Đầu tư Thái Lan so với 526 dự án trị giá 256 tỉ baht trong 5 tháng đầu năm 2013. Các nhà đầu tư Nhật Bản, vốn thường chiếm phần lớn nhất, tỏ ra đặc biệt dè dặt (particularly reluctant) khi giá trị các dự án đăng ký của họ giảm tới hơn nửa.

Tất nhiên một phần trong sự sụt giảm này mang tính chu kì (cyclical). Kinh tế Thái Lan bùng nổ năm 2012 và 2013 khi nước này phục hồi sau trận lụt lịch sử năm 2011. Tín dụng dễ dãi và các chương trình hỗ trợ những người mua nhà và xe hơi lần đầu khiến người tiêu dùng thoải mái chi tiêu. Nhưng sự chi tiêu lu bù này đã để lại dư vị khó chịu (nasty hang-over) là mức nợ cao đáng ngại ở mỗi hộ gia đình. Đồng thời, sự sụt giảm đầu tư trực tiếp nước ngoài không chỉ là quay về mức bình thường: nếu tình hình tiếp diễn như trong 5 tháng đầu năm thì nó sẽ thấp hơn nhiều so với mức trước thời điểm trận lụt.

Ngân hàng Trung ương Thái Lan khẳng định kinh tế nước này sẽ không rơi vào suy thoái mà sẽ bắt đầu khởi sắc trong quý II. Nhà kinh tế trưởng của Ngân hàng Thương mại Siam (Siam Commercial Bank) - bà Sutapa Amornvivat cho biết bà đã bắt đầu thấy dấu hiệu tăng nhẹ trong tiêu dùng: các cửa hàng nhỏ đặt thêm hàng, người dân ăn đi ăn tiệm và mua đồ gia dụng nhiều hơn. Khách du lịch sớm muộn cũng sẽ trở lại giống như họ đã từng sau cuộc đảo chính lần trước năm 2006 (sau cuộc nổi dậy (putsch) gần đây nhất, những nơi đầu tiên gỡ bỏ lệnh giới nghiêm (curfew lifted) là Koh Samui, Pattaya và Phuket – đều là các điểm du lịch).

Bằng cách nhanh chóng giải quyết các hồ sơ đăng ký đầu tư trực tiếp nước ngoài, Hội đồng Hòa bình và Trật tự quốc gia đã ra chỉ dấu nền kinh tế Thái Lan vẫn sẵn sàng. Lĩnh vực sản xuất của nước này, vốn đứng đầu thế giới về sản xuất cao su và thứ hai về ổ đĩa cứng và xe bán tải hạng nhẹ đã vượt qua (weather) nhiều năm biến động chính trị (political upheaval). Thái Lan vẫn có cơ sở hạ tầng tương đối tốt và thuế danh nghiệp thấp.

Tuy nhiên, lực lượng lao động của nước này đang già đi nhanh chóng và cũng ngày càng đắt đỏ hơn: từ năm 2011 tới 2013 tiền lương đã tăng hơn 30%. Tỉ lệ thất nghiệp của Thái Lan dưới 1% do phần lớn dân số làm nông nghiệp và cách định nghĩa ‘có việc làm’ rất rộng rãi. Nhưng ngay cả thế thì vào nửa sau 2013, theo điều tra của Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO), hơn một nửa số công ty Nhật vẫn trong tình trạng thiếu lao động. Cam kết chỉnh đốn (sort out) lại thị trường lao động của Hội đồng Hòa bình và Trật tự quốc gia Thái Lan đến giờ không đem lại gì nhiều ngoài việc khiến hàng trăm nghìn lao động Campuchia phải bỏ trốn qua biên giới.

Không gì bất ngờ (small wonder) khi Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản đang quảng bá chiến lược ‘Thái Lan +1’ trong đó các doanh nghiệp Nhật bắt đầu chuyển các bộ phận đòi hỏi nhiều lao động sang các nước có giá nhân công rẻ hơn và nhiều tiềm năng phát triển hơn. Rajiv Biswas, nhà kinh tế trưởng bộ phận châu Á Thái Bình Dương của công ty tư vấn IHS cho biết ‘có cảm giác lớp chống dính của Thái Lan đang mòn dần’ khi các nước Đông Nam Á khác trở nên hấp dẫn hơn trong khi viễn cảnh chính trị của Thái Lan vẫn mịt mù như bầu trời Bangkok vậy.

Đăng Duy
The Economist


Tags: economics

8 Comments

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc