Manhattanhenge nghĩa là gì?

Manhattanhenge on 34th Street on Friday, July 11, 2014. Photo courtesy Diana Robinson.

Khi đèn giao thông chuyển màu đỏ tối ngày 11 tháng Bảy, hàng trăm người New York lao ra giữa các con đường ở Manhattan với máy ảnh trên tay bất chấp an nguy của bản thân (safety be damned). Họ hướng về phía Tây nơi mặt trời lặn vẫn đang chiếu sáng bầu trời. Các tòa tháp và nhà chọc trời như đóng khung quả cầu lửa (fiery orb) đang rọi lên những tòa nhà bằng kính, gạch và đá xung quanh. Cảnh đẹp thật ngoạn mục. Trong mười lăm phút tiếp theo, sự việc cứ tiếp diễn như vậy. Đèn đỏ và những người ‘tôn thờ’ mặt trời (sun worshippers) lại lao ra đường để chụp cảnh tượng lộng lẫy, cứ thế tới khi mặt trời lặn hẳn. Hiện tượng vũ trụ (cosmic) này được gọi là Manhattanhenge, hay Hạ chí Manhattan (Manhattan Solstice).

Cách chơi chữ ‘Manhattanhenge’ lấy cảm hứng từ Stonehenge ở Anh do nhà vật lý thiên văn Neil DeGrasse Tyson, Giám đốc Cung thiên văn Hayden (Hayden Planetarium) đặt tên. Đều đặn 2 lần một năm, như thể do thánh thần sắp đặt, mặt trời sẽ vào đúng vị trí thẳng hàng với đường phố và các toà nhà ở Manhattan giống như với các tảng đá ở Stonehenge. Nhiều nền văn minh cổ đại thờ thần mặt trời như người Aztec có tới 5-6 thần mặt trời; một căn buồng tối trong lăng mộ Newgrange ở Ireland có từ trước cả kim tự tháp Ai Cập được mặt trời chiếu sáng trong ngày đông chí. Ngày nay, các tòa nhà chọc trời hình thành các vòng tròn đá hiện đại ở Toronto, Montreal, Chicago, Baltimore v…v nhưng không nơi nào có thể sánh với Manhattanhenge.

Hiện tượng này không phải do thánh thần hay con người sắp đặt. Sự thẳng hàng hoàn hảo này là một ‘may mắn tình cờ’ của vũ trụ (cosmically happy accident). Mạng lưới đường xá (street grid) ở Manhattan được thiết kế cho 1 triệu người vào năm 1811 khi dân số thời đó mới chỉ khoảng 100.000. Hệ thống này chạy từ đông sang tây từ sông Đông đến sông Hudson và từ bắc xuống nam – chính xác là 28,9 độ về phía đông bắc. Vì mạng lưới đường không đặt hoàn toàn chính xác về phía bắc, Manhattanhenge diễn ra khoảng 28 tháng Năm và thêm lần nữa khoảng 11 tháng Bảy, mỗi lần trước hoặc sau ngày hạ chí 3 tuần. Địa hình (topography) khá thấp của New Jersey ở bên kia sông Hudson về phía Tây cùng với việc Manhattan là một hòn đảo khiến đường chân trời không bị che khuất. Nơi có thể ngắm mặt trời và các tòa nhà chọc trời rực sáng đẹp nhất là ở các phố 14, 23, 34, 42 và 57.

‘Điều hấp dẫn và làm tôi yêu thích Manhattanhenge là nó khơi gợi lại sự quan tâm của mọi người về vũ trụ’, Jacqueline Faherty, nhà thiên văn ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Mỹ cho hay. Trong 6 năm gần đây, ngày càng nhiều người New York và khách du lịch đã tới thăm quan và đăng ảnh lên mạng xã hội. ‘Trong khoảng thời gian ngắn ngủi đó, mặt trời là ngôi sao của thành phố’, cô Faherty tiếp. Những nền văn minh tương lai sẽ nghĩ gì về Manhattan khi họ khai quật và phát hiện ra hệ thống đường được bố trí cẩn thận? Cũng như Stonehenge, mạng lưới ấy có lẽ sẽ được cho rằng có ý nghĩa về thiên văn học. Có lẽ người tương lai sẽ suy luận nhiều về ý nghĩa của Manhattanhenge khi nó xảy ra gần ngày thi đấu trận bóng chày chuyên nghiệp All-Star và Ngày Tưởng Niệm Chiến Sĩ Trận Vong (Memorial Day). Theo ông Tyson: ‘Các nhà nhân chủng học tương lai có lẽ sẽ kết luận: những người tự coi mình là người Mỹ tôn thờ Mặt trời như là thần Chiến tranh và thần Bóng chày vậy”.

Đăng Duy
The Economist

Tags: economics

2 Comments

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc