Chủ quyền quần đảo Senkaku thuộc về nước nào?

Senkaku Islands dispute. Photo courtesy Todd Benson.

Trong suốt năm qua, quần đảo Senkaku gồm 5 đảo nhỏ không người ở nằm trên biển Hoa Đông (East China Sea) đã gây nhiều căng thẳng (convulse) trong quan hệ Trung – Nhật – hai cường quốc lớn nhất châu Á tới mức bóng ma xung đột quân sự (spectre of military conflict) hiện hữu khiến nước Mỹ lo ngại họ sẽ bị cuốn vào (drag into) cuộc chiến. Rủi ro và hậu quả đều khôn lường. Vậy ai mới thực là chủ sở hữu quần đào này?

Nếu theo nguyên tắc ai-đang-giữ-thì-của-người-đó (possession is nine-tenths of the law), câu trả lời đơn giản là Nhật Bản. Nước này tuyến bố đã ‘tìm ra’ quần đảo, một khu vực không người (tiếng Latin: terra nullius) vô chủ vào năm 1884. Đầu năm 1895, Nhật Bản sáp nhập (annex) các hòn đảo này không lâu sau khi đánh bại một Trung Hoa suy yếu trong cuộc chiến chớp nhoáng và chiếm cả Đài Loan – đảo nằm ngay phía Nam Senkaku làm chiến lợi phẩm (war spoils). Một người tên Tatsushiro Koga được trao quyền phát triển quần đảo này. Ông ta lập một xưởng chế biến cá ngừ (bonito-processing station) với 200 nhân công, những người này cũng săn chim hải âu đuôi ngắn (short-tailed albatross) từng có rất nhiều nơi đây để lấy lông. Những nhân công cuối cùng của nhà Koga rời đảo trong Thế chiến II. Sau thất bại của Nhật năm 1945, quần đảo thuộc kiểm soát của người Mỹ và họ dùng nơi này để thử nghiệm ném bom. Năm 1972, khi Mỹ kết thúc chiếm đóng, chính phủ Nhật tiếp nhận trách nhiệm quản lý Senkaku.

Tuy nhiên, lúc này thì trữ lượng dầu và khí đốt đã được xác định dưới đáy biển xung quanh quần đảo. Trung Hoa gọi đây là quần đảo Điếu Ngư (Diaoyu) và khẳng định chủ quyền của mình, Đài Loan - nước gần quần đảo này nhất cũng tuyên bố tương tự. Tuyên bố của Trung Hoa rất mơ hồ và dựa trên những thứ như một tấm hải đồ (portolano) từ năm 1403 có ghi chép về quần đảo. Tất cả những gì tấm hải đồ này thể hiện đó là một thế giới trước đây khi Trung Hoa nằm ở trung tâm một hệ thống các nước chư hầu khu vực Đông Á, vốn bị phá vỡ bởi sự trỗi dậy của chủ nghĩa quân phiệt (militarist rise) Nhật vào cuối thể kỉ 19. Những dữ kiện lịch sử này cho thấy người Trung Hoa biết đến quần đảo vì đây là điểm nghỉ chân và định hướng trên biển (navigational waypoint) của các chuyến cống nạp giữa cảng quốc tế Tuyền Châu (Quanzhou), Trung Hoa và Naha, thủ phủ của đảo quốc Ryukyu – chư hầu trung thành nhất của họ, chứ không như tuyên bố hiện nay của nước này về việc từng kiểm soát Điếu Ngư bởi đây là điều chưa từng xảy ra. Năm 1879, Nhật Bản xóa sổ (snuff out) vương quốc cổ này. Naha giờ là thị trấn lớn trên một đảo chính của tỉnh Okinawa. Một số người dân tộc chủ nghĩa ở Trung Hoa không chỉ đòi Nhật Bản phải trả lại Senkaku mà cả Okinawa nữa.

Cuối thập niên 1970, Trung Hoa và Nhật Bản đồng ý để tranh chấp này rơi vào quên lãng (kick the dispute into the long grass). Nhưng thái độ của Trung Hoa lại trở nên cứng rắn hơn nhất là từ tháng Chín năm 2012 khi Chính phủ Nhật Bản mua nốt 3 hòn đảo thuộc sở hữu tư nhân. Động thái này nhằm tránh các đảo rơi vào tay thị trưởng Tokyo lúc bấy giờ là Shintaro Ishihara – một người theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan. Nhưng Trung Hoa lại coi đây là hành động khiêu khích và đã cho tàu cùng máy bay tới thách thức quyền kiểm soát Senkaku của Nhật Bản. Thông báo của Trung Hoa ngày 23 tháng Mười Một năm 2013 về ‘Vùng Nhận diện Phòng không’ (air defence identification zone) ở biển Hoa Đông bao gồm cả quần đảo Senkaku càng làm lộ rõ nỗ lực thay đổi nguyên trạng (status quo) của nước này. Không chỉ trữ lượng dầu và khí đốt ước tính, điều thúc đẩy hành động của Trung Hoa còn là thể diện quốc gia và khát vọng giành lại vị trí trung tâm khu vực Đông Á mà họ từng có trong nhiều thế kỉ. Tranh chấp này là hình mẫu thu nhỏ của khát vọng đó, và vì vậy rủi ro tiềm ẩn càng lớn.

Đăng Duy
The Economist


Tìm hiểu sơ lược tranh chấp Nhật-Trung về quần đảo Điếu Ngư
Nhật-Hoa Trong Năm Giáp Ngọ
Tags: japan

Post a Comment

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc