Vì sao thể thao chuyên nghiệp nữ ít phổ biến?

Photo credit: AP.

Chỉ vài giờ trước khi các tay đua trong cuộc đua xe đạp Vòng quanh nước Pháp Tour de France cán đích tại Paris ngày 27 tháng Bảy vừa qua, một nhóm (peloton) các tay đua nữ cũng lao nhanh về đại lộ Champs Elysees. La Course, cuộc đua xe đạp một ngày do những người đứng sau Tour de France tổ chức, là nỗ lực mới nhất nhằm khởi động phiên bản dành cho các tay đua nữ của Tour de France. Các nỗ lực trước đây đã chìm vào hư vô (founder) vì thiếu quan tâm từ các nhà tài trợ và công chúng. Những khó khăn trong việc hình thành cuộc thi dành cho các tay đua nữ cho thấy hiện tượng bao quát hơn thế: chỉ trừ một số ngoại lệ, thể thao chuyên nghiệp nữ không hề phổ biến so với các môn dành cho nam tương ứng. Vì sao vậy?

Một số người cho rằng nếu có nhiều tài trợ và được truyền thông nhiều hơn thì các môn thể thao dành cho nữ sẽ phổ biến hơn. Các phương tiện truyền thông và các nhà tài trợ lại lập luận nếu thể thao dành cho nữ thu hút sự quan tâm công chúng nhiều hơn thì họ sẽ đầu tư nhiều thời gian và tiền bạc vào đó. Dù khác biệt như vậy, nhưng tất cả các bên đều đồng ý rằng: để một môn thể thao thành công cần có sự cân bằng giữa 3 yếu tố: người tiêu dùng, phương tiện truyền thông và sự hấp dẫn thương mại.

Các nhà tài trợ sẽ do dự khi tài trợ các cá nhân hay đội tuyển không mấy được biết đến - và vận động viên nữ thì không mấy người nổi tiếng. Quỹ Thể dục, Thể thao Phụ nữ của Vương quốc Anh (WSFF) cho biết: năm 2013, thể thao nữ chỉ được nhắc tới 7% trên phương tiện truyền thông và nhận được 0,2% tổng giá trị tài trợ thương mại. Đây là cái vòng luẩn quẩn: khán giả muốn xem các môn thể thao chuyên nghiệp nhất, và các nhà tài trợ muốn gắn kết với các vận động viên xuất sắc nhất. Tuy nhiên, do thiếu tài trợ, nhiều vận động viên nữ, ngay cả các vận động viên đội tuyển quốc gia, phải đi làm để có tiền trả cho việc tập luyện (fit training around employment?). Tiền họ nhận được thường ít hơn so với các đồng nghiệp nam. Ví dụ, Hiệp hội các tay golf chuyên nghiệp trao số giải thưởng tổng trị giá 256 triệu USD; trong khi đó số tiền này từ Hiệp hội các nữ vận động viên golf chỉ là 50 triệu USD. Chính sự bất bình đẳng này lại ảnh hưởng đến thù lao cho huấn luyện viên của đội tuyển nữ.

Tuy nhiên, mọi thứ đang thay đổi. Đội tuyển cricket nữ của Anh đã lên chuyên nghiệp hồi đầu tháng này, và ký hợp đồng tài trợ 2 năm với công ty ôtô Kia sau khi thắng liên tiếp (back-to-back) các trận thi đấu ở giải Ashes. Giải quần vợt lâu đời nhất thế giới Wimbledon bắt đầu trao thưởng cho các vận động viên nữ ngang bằng các vận động viên nam kể từ năm 2007, và các khoản tiền thưởng cho người chiến thắng ở cuộc đua xe đạp La Course cũng ngang với người giành chiếc áo vàng ở Le Tour. Ở các môn thể thao khác, tình hình cũng đang chuyển biến tương tự. Nổi bật hơn, quan điểm của người hâm mộ thể thao dường như cũng đang thay đổi: 61% người hâm mộ do Quỹ Thể dục, Thể thao Phụ nữ của Vương quốc Anh khảo sát tin rằng các nữ vận động viên chuyên nghiệp hàng đầu cũng tài giỏi như các vận động viên nam và hơn 50% nói rằng thể thao nữ cũng hấp dẫn tương tự. Điều này sẽ có ý nghĩa hơn khi, ngày càng nhiều phụ nữ tham gia thể thao dẫn tới khả năng có nhiều nữ vận động viên chuyên nghiệp hơn. Ở Vương quốc liên hiệp Anh, 750.000 thanh niên tham gia thể thao đồng đội sau các kỳ Thế vận hội; 500.000 người trong số này là nữ. Nhiều vận động viên nữ tham gia và nhiều khán giả hơn sẽ khuyến khích các nhà tài trợ và các phương tiện truyền thông cân bằng mối quan tâm của mình. Tuy nhiên, cho tới lúc đó, các nữ vận động viên có thể cân nhắc việc noi gương Marie Marvingt (take a leaf out of Marie Marvingt’s book). Năm 1908, Marie Marvingt bị từ chối quyền đua xe tại Tour de France vì cô là phụ nữ, cô đã phớt lờ luật lệ và đua như bình thường, và chỉ về sau các đồng nghiệp nam có 15 phút. Trong số 115 người tham gia cuộc đua 4.488 km năm đó, chỉ có 37 người cán đích: 36 vận động viên nam và một vận động viên nữ.

Sơn Phạm
The Economist

Tags: economics

Post a Comment

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc