Kế hoạch thành lập các đặc khu kinh tế ở Nhật Bản
![]() |
Night Life @Shinjuku, Tokyo. Photo courtesy Kevin Poh. |
Với những người đang đợi chờ dấu hiệu cho thấy Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe vẫn chưa quên kế hoạch cải tổ cơ cấu nền kinh tế Nhật Bản của mình, thông báo ngày 28 tháng Ba về vị trí của một loạt các đặc khu kinh tế là tin được chào đón. Ý tưởng là trong tokku (cách gọi đặc khu kinh tế ở Nhật), các công ty sẽ được phép thực hiện các bước tiến mạo hiểm vẫn được coi là còn quá nhiều tranh cãi để áp dụng trên toàn quốc như tự do tham gia vào lĩnh vực nông nghiệp vốn được “nâng như nâng trứng” (cosseted) ở nước này. Trong tương lai, kế hoạch hướng tới mở rộng thả nổi (free-wheeling) tới phần còn lại của Nhật Bản. Ông Abe nhắc lại ngày 28 rằng: các đặc khu sẽ là những mũi khoan (drill-bit) phá tan (break asunder) các quy định 'nền tảng' (bedrock) hiện nay.
Hay, ít nhất lý thuyết là vậy. Vẫn chưa có thành tựu đáng kể nào từ khi ông Abe lần đầu tiên công bố các đặc khu vào tháng Tư năm 2013. Ngược lại, theo sau đó là hàng loạt các bất đồng được dự báo trước về nội dung chính của tokku. Có giai đoạn, các công ty có vẻ được tự do hơn trong việc thuê và sa thải công nhân. Thay đổi này có thể dẫn đến tăng cường tuyển dụng trên diện rộng (across the board) cùng với quỹ lương lớn hơn, là những mục tiêu ông Abe nhắm tới. Nếu những biện pháp từ phía cung như vậy được mở rộng tới toàn Nhật Bản, kế hoạch phát triển của ông sẽ thực sự triệt để. Tuy nhiên, nhóm công tác của chính phủ lại nhanh chóng rút lui khỏi đề án ngay khi gặp phải sự phản đối từ phía Bộ Y tế - Lao động và các quan chức khác. Ông Abe đáp trả bằng cách đe dọa sẽ loại bỏ các bộ trưởng ngoan cố (recalcitrant) khỏi quá trình ra quyết định.
Chiến thuật của ông ít ra có vẻ đã có hiệu quả. Một điềm báo tốt là quy mô của các đặc khu kinh tế mới cả khi tính riêng lẻ và khi kết hợp. Quy mô này bao gồm hầu hết Tokyo và Kanagawa cùng với thành phố Narita, tỉnh Chiba. Phần lớn khu vực Kansai gồm các tỉnh Osaka, Hyogo và Kyoto cũng sẽ nằm trong tokku. Danh sách cũng bao gồm Fukuoka ở hòn đảo phía Tây Nam Kyushu, tỉnh nhỏ Okinawa ở phía nam và hai thành phố ở tỉnh Niigata và Fukui. Robert Feldman của ngân hàng Morgan Stanley ước tính khu vực hiện đang đóng góp gần 2/5 GDP Nhật Bản sẽ nằm trong các đặc khu kinh tế. Nói cách khác, tokku của ông Abe thực sự quan trọng. Có vẻ ít có nguy cơ chúng sẽ trở thành mồ chôn (burial ground) các ý tưởng mới như đã từng dưới thời các Thủ tướng tiền nhiệm.
Tuy nhiên, nguy cơ thực ra lại nằm ở việc các đặc khu mới sẽ rộng nhưng không táo bạo. Tokku được thông báo tuần trước tương đối giống với phần còn lại của Nhật Bản. Mỗi khu có một lĩnh vực riêng như công nghệ y tế ở Kansai, thu hút doanh nghiệp nước ngoài ở Tokyo. Các chi tiết quan trọng nhất của các đặc khu sẽ chưa được hoạch định ít nhất là tới mùa hè và lịch trình thực hiện vẫn còn xa. Vào ngày thông báo được đưa ra, bốn thành viên khối tư nhân thuộc nhóm công tác về đặc khu kinh tế của ông Abe, bao gồm cả người đứng đầu Tatsuo Hatta và Heizo Takenaka – người ủng hộ nhiệt thành (ardent backer) cho nới lỏng quy định (deregulation) dưới thời cựu Thủ tướng Junichiro Koizumi, tuyên bố các biện pháp nới lỏng được đề xuất cho đặc khu đông dân nhất – Tokyo tới giờ là ‘hoàn toàn không đầy đủ’ (wholly inadequate). Theo họ, chính quyền Tokyo chưa làm được gì đáng kể, một phần do thị trưởng Yoichi mới chỉ được bầu vào tháng Hai.
Về các thay đổi đối với thị trường lao động, các thành phố Tokyo và Fukuoka được dự định sẽ trở thành những trung tâm chính. Một bộ hướng dẫn mới về tuyển dụng sẽ chỉ rõ hơn các nghĩa vụ của công ty đối với nhân viên bị thải hồi. Điều này có thể dẫn đến sự chuyển dịch dần dần khỏi hệ thống việc làm trọn đời của Nhật Bản. Các quy định không rõ ràng hiện là lí do chính khiến các tập đoàn lớn trong nước né tránh đuổi việc các nhân viên trong biên chế (regular). Tuy nhiên, bộ quy định mới cho các đặc khu sẽ chỉ áp dụng với các công ty mới khởi nghiệp và các công ty quốc tế (có lẽ là các công ty thuộc sở hữu nước ngoài).
Những bất ngờ cũng xuất hiện trong thông báo. Đảo Hokkaido ở cực bắc Nhật Bản bị bỏ qua. Đã có thảo luận về việc biến toàn bộ khu vực này thành một vùng nông nghiệp đặc biệt. Thay vào đó, Okinawa ở phía Nam được chỉ định thành một đặc khu du lịch. Chính phủ của ông Abe hiện đang đặc biệt nỗ lực xoa dịu (placate) người dân Okinawa, khi thiện chí của họ bị thử thách nghiêm trọng bởi kế hoạch di chuyển trạm không quân Futenma - căn cứ chính của thủy quân lục chiến Mỹ ở Nhật Bản. Với các đặc khu khác, chưa nói tới cả nước, sẽ cần phải có những kế hoạch tham vọng hơn nữa.
Đăng Duy
The Economist
Tags: japan
-----
WHEN the first modern free-trade zone was established at Shannon airport in 1959, few outside Ireland paid much attention. Now everyone seems to be an admirer of “special economic zones” (SEZs) that offer a combination of tax-and-tariff incentives, streamlined customs procedures and less regulation. Three out of every four countries have at least one. The world now counts about 4,300 SEZs, and more are being added all the time.
-----
The incentives offered to attract investors mean forgone tax revenues (at least in the short term). They create distortions inside economies, one reason why nationwide liberalisation is always better than patchwork efforts. Zones are increasingly a haven for money-laundering through, for instance, the mis-invoicing of exports. To ensure that these costs are more than offset by jobs and investment, governments must learn from the failures.
-----
First, offering nothing but fiscal incentives may help get a zone off the ground, but it does not make for a lasting project. The most successful zones are entwined with the domestic economy: South Korea, for example, has been good at fostering links with local suppliers. Zones need to be connected to global markets. Improving infrastructure for this purpose has a bigger impact on the success of zones than tax breaks do. This often requires public spending to upgrade roads, railways and ports to handle the extra freight. Lack of such investment has been the downfall of many an SEZ in Africa. Lots of the continent’s new zones will fail for lack of a reliable power supply or because they are too far from a port.
-----
Second, the right balance has to be struck between adequate political oversight and freedom from government bureaucracy. Too much interference from the centre negates the opportunity to experiment. There are legitimate worries that Japan’s new zones will fail because central-government officials reject ideas for deregulation for fear of offending vested interests. Bringing in private developers to run zones may help: that was done to good effect in the Philippines. Yet ambitious ideas for “charter cities”—zones built around new urban areas with the power to set their own laws—may be too close to setting up states within states.
những nước mà không cần khu kinh tế -> bản thân nước đó là đặc biệt rồi.
-----
The concept also has its limits. Export-focused zones work best in relatively low-end manufacturing, and have the biggest impact when trade barriers are high (think Bangladesh and clothing). China’s new zone in Shanghai, centred on financial services, has roused limited enthusiasm—the piecemeal deregulation of activities like foreign-exchange trading is hard to pull off and potentially destabilising.
The countries that don’t need zones at all are the really special ones.
-----
China Creates SEZ for Medical Tourism
The Chinese government have set up a special economic zone for medical tourism.
Hainan Boao Lecheng international medical tourism pilot zone, the first of its kind in the country, was approved by the State Council in 2013. It enjoys nine preferential polices, including special permission for medical talent, technology, devices and drugs, and an allowance for entrance of foreign capital and international communications.
The pilot zone also has permission to carry out leading-edge medical technology research, such as stem cell clinical research.
The zone, for example, offers a way to skirt the slow Chinese FDA (and presumably the slow US FDA as well).
Established in 2013, the Hainan program will open up new treatments–including Keytruda–to affluent Chinese residents who can afford the travel and medical costs, while other patients will have to wait for regulators to approve them. In recent years, mainland Chinese patients have increasingly traveled to Hong Kong or elsewhere in the face of lagging drug approvals by the China FDA and high treatment costs.
The zone is too small to have a significant impact on worldwide R&D but China’s original SEZs soon expanded. The SEZ could also encourage some interesting experiments. Keep an eye out for billionaires who travel to the island for a holiday and emerging looking younger and healthier.