Kế hoạch thành lập các đặc khu kinh tế ở Nhật Bản

Night Life @Shinjuku, Tokyo. Photo courtesy Kevin Poh.

Với những người đang đợi chờ dấu hiệu cho thấy Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe vẫn chưa quên kế hoạch cải tổ cơ cấu nền kinh tế Nhật Bản của mình, thông báo ngày 28 tháng Ba về vị trí của một loạt các đặc khu kinh tế là tin được chào đón. Ý tưởng là trong tokku (cách gọi đặc khu kinh tế ở Nhật), các công ty sẽ được phép thực hiện các bước tiến mạo hiểm vẫn được coi là còn quá nhiều tranh cãi để áp dụng trên toàn quốc như tự do tham gia vào lĩnh vực nông nghiệp vốn được “nâng như nâng trứng” (cosseted) ở nước này. Trong tương lai, kế hoạch hướng tới mở rộng thả nổi (free-wheeling) tới phần còn lại của Nhật Bản. Ông Abe nhắc lại ngày 28 rằng: các đặc khu sẽ là những mũi khoan (drill-bit) phá tan (break asunder) các quy định 'nền tảng' (bedrock) hiện nay.

Hay, ít nhất lý thuyết là vậy. Vẫn chưa có thành tựu đáng kể nào từ khi ông Abe lần đầu tiên công bố các đặc khu vào tháng Tư năm 2013. Ngược lại, theo sau đó là hàng loạt các bất đồng được dự báo trước về nội dung chính của tokku. Có giai đoạn, các công ty có vẻ được tự do hơn trong việc thuê và sa thải công nhân. Thay đổi này có thể dẫn đến tăng cường tuyển dụng trên diện rộng (across the board) cùng với quỹ lương lớn hơn, là những mục tiêu ông Abe nhắm tới. Nếu những biện pháp từ phía cung như vậy được mở rộng tới toàn Nhật Bản, kế hoạch phát triển của ông sẽ thực sự triệt để. Tuy nhiên, nhóm công tác của chính phủ lại nhanh chóng rút lui khỏi đề án ngay khi gặp phải sự phản đối từ phía Bộ Y tế - Lao động và các quan chức khác. Ông Abe đáp trả bằng cách đe dọa sẽ loại bỏ các bộ trưởng ngoan cố (recalcitrant) khỏi quá trình ra quyết định.

Chiến thuật của ông ít ra có vẻ đã có hiệu quả. Một điềm báo tốt là quy mô của các đặc khu kinh tế mới cả khi tính riêng lẻ và khi kết hợp. Quy mô này bao gồm hầu hết Tokyo và Kanagawa cùng với thành phố Narita, tỉnh Chiba. Phần lớn khu vực Kansai gồm các tỉnh Osaka, Hyogo và Kyoto cũng sẽ nằm trong tokku. Danh sách cũng bao gồm Fukuoka ở hòn đảo phía Tây Nam Kyushu, tỉnh nhỏ Okinawa ở phía nam và hai thành phố ở tỉnh Niigata và Fukui. Robert Feldman của ngân hàng Morgan Stanley ước tính khu vực hiện đang đóng góp gần 2/5 GDP Nhật Bản sẽ nằm trong các đặc khu kinh tế. Nói cách khác, tokku của ông Abe thực sự quan trọng. Có vẻ ít có nguy cơ chúng sẽ trở thành mồ chôn (burial ground) các ý tưởng mới như đã từng dưới thời các Thủ tướng tiền nhiệm.

Tuy nhiên, nguy cơ thực ra lại nằm ở việc các đặc khu mới sẽ rộng nhưng không táo bạo. Tokku được thông báo tuần trước tương đối giống với phần còn lại của Nhật Bản. Mỗi khu có một lĩnh vực riêng như công nghệ y tế ở Kansai, thu hút doanh nghiệp nước ngoài ở Tokyo. Các chi tiết quan trọng nhất của các đặc khu sẽ chưa được hoạch định ít nhất là tới mùa hè và lịch trình thực hiện vẫn còn xa. Vào ngày thông báo được đưa ra, bốn thành viên khối tư nhân thuộc nhóm công tác về đặc khu kinh tế của ông Abe, bao gồm cả người đứng đầu Tatsuo Hatta và Heizo Takenaka – người ủng hộ nhiệt thành (ardent backer) cho nới lỏng quy định (deregulation) dưới thời cựu Thủ tướng Junichiro Koizumi, tuyên bố các biện pháp nới lỏng được đề xuất cho đặc khu đông dân nhất – Tokyo tới giờ là ‘hoàn toàn không đầy đủ’ (wholly inadequate). Theo họ, chính quyền Tokyo chưa làm được gì đáng kể, một phần do thị trưởng Yoichi mới chỉ được bầu vào tháng Hai.

Về các thay đổi đối với thị trường lao động, các thành phố Tokyo và Fukuoka được dự định sẽ trở thành những trung tâm chính. Một bộ hướng dẫn mới về tuyển dụng sẽ chỉ rõ hơn các nghĩa vụ của công ty đối với nhân viên bị thải hồi. Điều này có thể dẫn đến sự chuyển dịch dần dần khỏi hệ thống việc làm trọn đời của Nhật Bản. Các quy định không rõ ràng hiện là lí do chính khiến các tập đoàn lớn trong nước né tránh đuổi việc các nhân viên trong biên chế (regular). Tuy nhiên, bộ quy định mới cho các đặc khu sẽ chỉ áp dụng với các công ty mới khởi nghiệp và các công ty quốc tế (có lẽ là các công ty thuộc sở hữu nước ngoài).

Những bất ngờ cũng xuất hiện trong thông báo. Đảo Hokkaido ở cực bắc Nhật Bản bị bỏ qua. Đã có thảo luận về việc biến toàn bộ khu vực này thành một vùng nông nghiệp đặc biệt. Thay vào đó, Okinawa ở phía Nam được chỉ định thành một đặc khu du lịch. Chính phủ của ông Abe hiện đang đặc biệt nỗ lực xoa dịu (placate) người dân Okinawa, khi thiện chí của họ bị thử thách nghiêm trọng bởi kế hoạch di chuyển trạm không quân Futenma - căn cứ chính của thủy quân lục chiến Mỹ ở Nhật Bản. Với các đặc khu khác, chưa nói tới cả nước, sẽ cần phải có những kế hoạch tham vọng hơn nữa.

Đăng Duy
The Economist

Tags: japan

6 Comments

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc