Vì sao vi lượng đồng căn liệu pháp không đáng tin?

A bizarre "warning" sign about homeopathy beside a highway on Antigua. Photo courtesy David Stanley.

Vào bất kỳ hiệu thuốc nào, nhiều khả năng bạn sẽ thấy chúng: những gói chứa các loại vi lượng đồng căn với khẳng định chữa lành bất kỳ điều gì đang làm bạn khổ sở, từ ho và cảm sốt cho tới mất ngủ (insomnia) hay hen suyễn (asthma). Tuy nhiên, nếu lật gói thuốc lên xem, có lẽ bạn sẽ cảm thấy mơ hồ trước các thành phần thuốc được liệt kê. Một số liệu pháp khẳng định có chứa ong nghiền, cây tầm ma (stinging nettle) và thậm chí cả thạch tín (arsenic) và cả các loại đường như lactose và sucrose. Người Mỹ chi tới 3 tỉ USD mỗi năm cho dược liệu vi lượng đồng căn. Họ đang nghĩ cái quái gì vậy?

Lịch sử của vi lượng đồng căn liệu pháp – nghĩa đen là ‘sự đau đớn tương tự’ (ghép từ tiếng Hy Lạp: homoios là 'tương tự' và hypos là 'sự đau đớn’) – bắt nguồn từ cuối thế kỉ 18. Bác sĩ người Đức Samuel Hahnemann có lý do hoàn toàn chính đáng khi không mấy ấn tượng với nền y học đương thời. Các bác sĩ dùng đỉa (leeche) để rút máu và thạch cao nóng (hot plaster) để làm giộp da (blister) rồi chích cho khô. Năm 1790, bác sĩ Hahnemann mắc phải một cơn sốt và nó đã thay đổi sự nghiệp của ông. Sau khi nuốt bột vỏ cây (bark) canh-ki-na (cinchona), ông thấy thân nhiệt tăng lên. Vỏ cây canh-ki-na có chứa ký ninh (quinine), vốn đã được biết là phương thuốc chữa sốt rét (malaria). Hahnemann suy ngẫm: canh-ki-na có lẽ làm ông bị sốt; sốt lại là triệu chứng của sốt rét; và canh-ki-na thì lại chữa sốt rét. Từ suy luận “tài tình” này, ông đã có một bước nhảy vọt về logic khá ‘ảo diệu’: các loại thuốc gây ra những triệu chứng ở người bình thường tương tự như triệu chứng bệnh cần chữa ở người ốm. Tìm được chất gây ra dấu hiệu bệnh và chất này có lẽ sẽ chữa bệnh đó ở người đã mắc sẵn.

Hahnemann sau đó kết luận rằng các thành phần cần được pha loãng và lắc nhiều lần* trong một quá trình để làm ‘tăng hiệu quả’ (potentiation). Ông tin rằng lượng thành phần hoạt tính (active ingredient) càng nhỏ, thuốc càng hiệu nghiệm (potent). Liệu pháp vi lượng đồng căn sử dụng nhiều thuật ngữ khác nhau để thể hiện công hiệu giả định. Một ký hiệu (designation) phổ biến là ‘NC’, ở đó C có nghĩa là một chất được pha loãng với tỉ lệ 1:100 và N là số lần chất được pha loãng. Vì thế một dung dịch 200C tức là một gram chất này được hòa với 100 gram nước và quá trình này lặp lại 200 lần. Ở mức độ pha loãng này, dung dịch mới sẽ không có một chút phân tử nào của chất ban đầu. Hầu hết các viên thuốc vi lượng đồng căn được làm hoàn toàn từ đường. Tuy nhiên chúng được coi là vẫn còn “ký ức” của chất ban đầu.

Điều này thật nhảm nhí. Viện Y tế Quốc gia Mỹ (America’s National Institutes of Health - NIH), nhà tài trợ nghiên cứu y học lớn nhất thế giới, chỉ ra rằng nghiên cứu vi lượng đồng căn rất khó khăn bởi khó mà kiểm tra được tác dụng của một loại thuốc mà có rất ít hoặc không có thành phần hoạt tính. Các nhà nghiên cứu không thể khẳng định được thuốc đó có chứa thành phần như khẳng định mà cũng chẳng thể chỉ ra tác dụng hóa học của thứ thuốc pha loãng ấy với cơ thể. Đánh giá toàn diện nhất về vi lượng đồng căn liệu pháp được xuất bản năm 2005 trên tạp chí y khoa Lancet. Các nhà nghiên cứu so sánh các trường hợp sử dụng vi lượng đồng căn với thuốc thông thường. Trong những thử nghiệm lớn hơn và được thiết kế tốt, họ chỉ ra ‘không có bằng chứng thuyết phục nào’ rằng vi lượng đồng căn hiệu quả hơn giả dược. Trong khi đó ở các thử nghiệm tương tự, thuốc thông thường cho thấy tác dụng lâm sàng cụ thể. Viện Y tế Quốc gia Mỹ tuyên bố thẳng thừng (dryly): ‘Một số ý tưởng then chốt của vi lượng đồng căn mâu thuẫn hoàn toàn với các khái niệm căn bản của hóa học và vật lý’.

Đăng Duy
The Economist

* Các thuốc của vi lượng đồng căn được điều chế bằng cách pha loãng dần dần các chất trên một máy đàn hồi lắc mạnh, gọi là succussion (máy dao động).


Tags: idea

Post a Comment

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc