Ngày Doanh nhân có thực sự ý nghĩa?
shared from fb Lương Hoài Nam.
-----
Mình cám ơn các bạn đã chúc mừng.
Nhưng thú thật, mình có vui, có hào hứng với Ngày doanh nhân Việt Nam không?
Không!
Quanh năm, lúc nào mình cũng hào hứng, say sưa với các công việc của mình. Làm việc quần quật.
Nhưng đến đúng Ngày doanh nhân Việt Nam thì lại thấy rất buồn, cực kỳ buồn.
Tại sao?
Mình buồn với môi trường kinh doanh ở Việt Nam, với cơ chế xin-cho giết chết tự do kinh doanh, sáng tạo, giết chết tinh thần doanh nhân và doanh nghiệp ở đất nước này.
Buồn vì phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam (kể cả các doanh nghiệp của mình), chỉ là "đội quân thuyền thúng" trong thế giới phẳng mênh mông bao la này, như ông Lộc, Chủ tịch VCCI, ví von (không sai). Quy mô mini không cho phép các doanh nghiệp nước ta tham gia các chuỗi giá trị toàn cầu, càng không cho phép phát triển, sản xuất, phân phối được các sản phẩm mang thương hiệu Việt.
Sự thật là chúng ta trở thành Người làm thuê ngay trên đất nước mình. Làm thuê cho vốn ngoại. Làm thuê cho thương hiệu ngoại. Hiếm có doanh nghiệp nào đầu tư tử tế, dài hơi vào R&D để phát triển sản phẩm thương hiệu Việt.
30 năm trước bọn mình "buôn" bàn là, nồi áp suất từ Liên-xô cũ về. Sau 30 năm, Việt Nam vẫn không sản xuất nổi cái bàn là, nồi áp suất đủ tốt, đủ nhiều, đủ sức cạnh tranh về giá cả.
![]() |
Hãy cho tôi Tự do! |
Nói thế thì nói làm gì?
Làm tủ lạnh với giá thành tàu vũ trụ con thoi thì đâu có gọi là làm được?
Không có tự do kinh doanh, không thể có nền kinh tế phát triển.
Cơ chế xin-cho là nguồn gốc nô lệ kinh tế.
Ngày Doanh nhân Việt Nam, mình buồn là vì thế.
Thay vì cho các doanh nhân Việt Nam một Ngày, nhà nước hãy cho người ta Tự do Kinh doanh.
Để người ta vui vẻ, hứng khởi, tự tin đầu tư kinh doanh, góp phần phát triển kinh tế cho đất nước này, đưa đất nước sớm thoát phận nô lệ kinh tế.
Bài trước: Quan huyện mất chức vì tiền mừng cưới?
Tags: columnist
Con cả của ông Lê Văn Trí - ông Lê Trí Thông hiện là Phó tổng giám đốc Ngân hàng Đông Á, Chủ tịch HĐQT Công ty Kiều hối Đông Á và Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần thẻ thông minh Vina (VNBC, công ty chuyên cung cấp giải pháp cho ngân hàng). Theo giới thiệu, trước khi về Đông Á, ông Trí từng tốt nghiệp thủ khoa ngành công nghệ hóa của trường Đại học Bách Khoa TP HCM. Sau đó, ông nhận học bổng của Đại học Oxford, Anh và tốt nghiệp MBA ở đây năm 2005 với tấm bằng xuất sắc. Ông Lê Trí Thông cũng từng được bầu chọn là gương mặt doanh nhân tiêu biểu của TP HCM.
Còn người con thứ hai của ông Trí - Lê Diệp Kiều Trang, năm nay năm nay 33 tuổi, hiện làm Giám đốc Chiến lược tại Công ty Misfit Wearables. Đây là doanh nghiệp do chồng cô - ông Sony Vũ và John Sculley - cựu CEO Apple đồng sáng lập.
Thuở còn đi học, Lê Diệp Kiều Trang sở hữu bảng thành tích học tập đáng nể với kết quả thủ khoa tuyển sinh đầu vào PTTH chuyên Lê Hồng Phong (TP HCM), đồng thời cũng là thủ khoa tốt nghiệp lớp 12 của trường. Cô giành học bổng tại các trường đại học danh tiếng thế giới như Oxford (Anh), Học viện Công nghệ Massachusettes, Mỹ (MIT). Kiều Trang đã làm việc 3 năm tại Ngân hàng HSBC và hai năm tại Công ty tư vấn McKinsey ở vị trí chuyên gia tài chính.
[img]https://2.bp.blogspot.com/-01Rde-YQAfA/XWu9bc1xupI/AAAAAAAB1h4/NEgyNEQNXLYQ2FkWY7Y_nxmpFEi16gX7gCLcBGAs/s1600/no%2Bbra%252C%2Bclimate.PNG[/img]