Vì sao sách được in bìa cứng trước bìa mềm?
![]() |
Australian and British POWs lay track on the Burma-Thailand railway. Photo credit: static.guim.co.uk. |
Giải Man Booker năm nay đã được trao ngày 14 tháng Mười cho cuốn 'The Narrow Road to the Deep North' (tạm dịch: 'Con đường hẹp đến phương Bắc sâu thẳm'), câu chuyện đau lòng (harrowing) của nhà văn Richard Flanagan về các tù nhân chiến tranh Úc ở Miến Điện. Giống hầu hết các tác phẩm được đề cử, tiểu thuyết của ông Flanagan mới chỉ được xuất bản dưới dạng bìa cứng ở các thị trường. Dài 22cm, với 464 trang và nặng hơn nửa kg, quyển sách này không hề thuận tiện mang bên người (lug around). Và cũng không rẻ chút nào, với giá 16,99 bảng ở Anh (và 26,95 đôla ở Mỹ). Phiên bản bìa mềm nhẹ và rẻ hơn phải năm sau mới được xuất bản ở hai nước này. Vì sao các cuốn sách lại được xuất bản dưới dạng bìa cứng, nặng và đắt tiền trước?
Những cuốn sách đầu tiên được đóng bằng bìa cứng chắc chắn. Các dòng chữ in nhỏ khiến chúng là những đồ xa xỉ đắt tiền. Các cuốn sách bìa mềm lần đầu tiên được xuất bản vào thế kỷ 19 và trở nên phổ biến ở châu Âu lục địa. Chúng trở nên phổ biến ở Anh và Mỹ trong những năm 1930, khi các nhà xuất bản như Penguin và New American Library bắt đầu in hàng loạt các bản sao trình bày đẹp (well-designed) giá rẻ các tác phẩm cũ, nhắm tới một thế hệ độc giả mới không đủ tiền mua sách bìa cứng. Trong Thế chiến II, thú vui đọc sách gia tăng cùng lúc với tình trạng thiếu giấy đòi hỏi phải có phương pháp in ấn hiệu quả hơn. Giải pháp là các sách bìa mềm.
Nhưng các tác phẩm sách dự kiến bán chạy vẫn thường được in dưới dạng bìa cứng trước. Chiến lược bán hàng này, gọi là "trưng bày" (windowing), cũng được áp dụng trong ngành điện ảnh, khi các bộ phim được chiếu tại rạp vài tháng trước khi được bán ra trên đĩa DVD. Cũng giống như vé xem phim, sách bìa cứng mang lại nhiều lợi nhuận trên mỗi cuốn hơn so với sách bìa mềm. Và cũng giống như người hâm mộ (cinephile) muốn xem phim trên màn ảnh rộng, các nhà sưu tập ưa thích chất lượng cao của sách bìa cứng. 'Con đường hẹp vào phương Bắc sâu thẳm' có tờ trắng đầu và cuối cuốn sách (endpapers) màu đỏ tươi; các tác phẩm khác bằng bìa nổi (emboss) hoặc có đánh dấu trang đi kèm. Độ bền của sách bìa cứng đồng nghĩa với việc chúng cũng rất phổ biến ở các thư viện. Và chúng có một giá trị địa vị (snob) nhất định: các chủ bút thường không viết bài bình sách bìa mềm. Khi sách bìa cứng bán chậm lại, ấn bản bìa mềm mới được phát hành. Được in nhiều hơn so với ấn bản bìa cứng, các ấn bản bìa mềm thường được bán với số lượng lớn, nhưng lợi nhuận thấp hơn. Một số nhà xuất bản tính toán thời gian các ấn bản bìa cứng ngay trước Giáng sinh, nhắm tới thị trường quà tặng, trước khi tung ra các ấn bản bìa mềm cho kỳ nghỉ hè.
Với tất cả các dự báo (doomsaying) về ngày tàn của sách giấy, thị trường sách bìa cứng vẫn đứng vững. Nếu có điều gì, mối đe dọa chính từ sách kỹ thuật số là đối với sách bìa mềm. Các độc giả không muốn mất nhiều tiền cho sách bìa cứng bằng cách đợi các ấn bản bìa mềm giờ có phiên bản nhẹ hơn, thân thiện môi trường, và thậm chí rẻ hơn, mà không cần chờ đợi. Ví dụ, cuốn 'Con đường hẹp vào phương Bắc sâu thẳm', ở phiên bản điện tử giờ chỉ có giá dưới 10 đôla. Trước đây, một tác phẩm thành công dự kiến có thể bán được số ấn bản bìa mềm nhiều hơn bốn lần ấn bản bìa cứng, nhưng một số tác phẩm xuất bản gần đây đã bán được lượng ấn bản bìa cứng nhiều hơn bìa mềm, do độc giả sách bìa mềm chuyển sang sách điện tử. Một số người trong ngành cho rằng sách điện tử cuối cùng sẽ thay thế sách bìa mềm. Nhưng nhiều người tin rằng thị trường sách bìa cứng sẽ vẫn phát triển tốt.
Sơn Phạm
The Economist
Bài trước: Vì sao Mỹ quyết tâm diệt muỗi ở Panama?
Tags: economics
Một người chưa gặp bao giờ, cũng chẳng biết anh/chị ta ở tỉnh nào inbox cho mình như sau: “Cháu … kính chúc mừng bác ra bản dịch tiếng Việt tác phẩm "Luật pháp." Nếu được cháu hy vọng nhận một bản quà tặng có chữ ký của bác thì vinh dự quá!”.
Lời nhắn này làm mình nghĩ tới những sự kiện sau đây:
1. Thời còn hợp tác xã ở quê, mỗi lần có nhóm người làm cỏ lúa nghỉ giải lao vào nhà ai thì thôi rồi, cây ổi hay cây mận… sẽ bị vặt bằng sạch. Đám đông vô danh chẳng còn có trách nhiệm gì hái cả những quả non, thậm chí bẻ cả cành…
2. Thời công nhân nghành dầu khí mới được lên lương cao nhiều người cảm thấy rất khó chịu vì bị anh em ở miền Bắc tróc nã, có người còn nói với em trai là mỗi năm phải cho anh một vài tháng lương vì cho rằng nó chẳng đáng là bao so với thu nhập của ông em…
3. Hiện nay vẫn thấy nhiều gia đình chẳng đi làm gì, sống hòan toàn bằng kiều hối, mà không tỏ ra áy này chút nào.
4. Có một số người thích mượn tiền nhưng không thích trả, mượn đồ dùng của người khác thì sử dụng thiếu cẩn thận….
Xã hội chỉ có thể phát triển nếu có tích lũy và đầu tư, và vì vậy mà tiết kiệm cũng như trân trọng tài sản của mình và của người là bước đầu trên con đường phát triển vậy.
Ai đồng ý: LIKE!