Giết thịt chó mèo… và ảnh hưởng tiêu cực với kinh tế

shared from fb Nhân Tuấn Trương.
-----
Một số người VN, do thiếu kinh nghiệm tiếp xúc với người nước ngoài (trong các lãnh vực thuơng mãi), hoặc do « phát cuồng vì thịt chó », nên thường có những lời lẽ bênh vực thói ăn thịt chó. Họ cho rằng việc dã man với súc vật (như ăn thịt chó, chém heo…) không ảnh hưởng gì đến hình ảnh của VN trên thế giới.

Điều này hết sức là sai lầm. Những người (Việt) có công việc làm ăn thường xuyên giao tiếp với khách hàng (quốc tế) là những nhân chứng cụ thể.

Tôi kể trường hợp cô em gái tôi, cô em thứ năm. Tôi đã từng kể đây là cô em mà tôi phục nhứt. Với hoàn cảnh gái góa con côi, hai bàn tay trắng, đất người làm nên sự nghiệp như cô quả là hiếm có.

Cô Năm có một thuơng hiệu may mặc (khá nổi danh trên trường quốc tế). Cô có mặt ở hầu hết các « hội chợ quốc tế » về thời trang, từ Anh, Pháp, Đức, Ý… cho đến TQ, VN, Ấn Độ… Cô là khách VIP của các cuộc trình diễn kiểu mẫu, ở Milan hay Paris. Các mặt hàng do cô vẽ kiểu và sản xuất có bán tại các cửa hàng lớn ở Paris, Milan, New York… Cô là khách hàng « sộp » của các tổ hợp may ở các nước VN, Kampuchia, TQ, Ấn Độ…

Những lần (hiếm hoi) gặp mặt anh em chuyện trò với nhau, cô luôn than phiền rằng thái độ của khách hàng đối với « gương mặt Châu Á » của cô, cũng như nguồn gốc mặt hàng, luôn là cái « nhức nhối », gây trở ngại cho cô trong buôn bán. Hàng hóa có lúc không giới thiệu được (ở hội chợ) do nạn kỳ thị, họ tưởng cô là người Hoa và hàng của cô là may tại TQ.

Những bài báo, clip video… xuất hiện trên báo chí thế giới nói về "sinh hoạt thường ngày" của người Hoa, trong nước cũng như lúc đi ra ngoài, đã gây ấn tượng xấu trong các nước Tây Âu. Thái độ của (một thiểu số người Hoa), nạn khạc nhổ, nạn ăn cắp, nạn buôn lậu, nạn nhập cư lậu, tỉ lệ phạm tội… đã đem lại cho người Hoa một hình ảnh ghê tởm. Nạn nhân trước hết dĩ nhiên là « Made in China ». « Made in China" là một « tật nguyền ». Tất cả những gì sản xuất ở đây đều không thể trở thành những món hàng « de luxe ».

Vì vậy cô hướng về VN, Kampuchia và Ấn Độ. Từ đó, mỗi lần gặp khách hàng kỳ thị là cô có thể ngước mặt cao lên nói rằng: Tao là người Việt Nam, hàng hóa của tao làm tại VN. Tao không phải Chinese.

Đây chỉ là một thí dụ nhỏ, rất cá nhân. Nhưng ở VN có hàng triệu "thuơng hiệu" tương tự như cô Năm.

Thử tưởng tượng một ngày (có thể là nay mai vì VN mới chôn sống 3 ngàn con mèo). Do việc "dã man với thú vật", các tổ chức bảo vệ súc vật trên thế giới làm "lobby" tẩy chay hàng hóa VN. Lúa gạo, tôm cá, trái cây… sản xuất ở VN bị đình chỉ. Khách hàng thay vì mua gạo ở VN, vì rẻ hơn một chút, thì qua ra mua của Kampuchia hay Thái Lan. Tôm cá, trái cây… cũng vậy. Hàng hóa của VN đâu có tươi và ngon bằng Indo, Mã Lai, Pakistan…?

Trong khi lượng du khách giảm xuống. VN có gì để cứu vãn nền kinh tế ?

VN không phải là Nhật. Các nước (tiên tiến) phần lớn phụ thuộc vào hàng hóa của Nhật. Với sức mạnh (và trọng lượng kinh tế), Nhật không sợ bất kỳ một trừng phạt kinh tế nào.

Nếu có một phong trào (tương tự phong trào áo lông thú các đây khá lâu) tẩy chay VN vì « dã man với thú vật », thì VN sẽ không gượng nổi. Hoặc là gộp chung VN với Chinnois vào một giỏ, VN sẽ « chết ».

Vì vậy, thể diện quốc gia, sỉ diện dân tộc là « cái chung », cần phải giữ vì nó ảnh hưởng đến mọi người. Trong khi việc « ăn thịt chó », việc « chém heo »… chỉ là thói quen (đáng xấu hổ) của một thiểu số.

Bỏ ăn thịt chó, bỏ việc chém heo, dân VN không chết. Nhưng nếu tiếp tục hay cổ súy (một cách ngu xuẩn) các việc này thì kinh tế VN sẽ chết. Tức là có hàng chục triệu người chết (đứng) vì mất công ăn việc làm.

Tags: columnist

1 Comments

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc