Sao phải nhặng xị lên về các thiết bị đeo?

Photo courtesy Kārlis Dambrāns.

Ngày 9 tháng 3, Apple, có lẽ là công ty công nghệ thành công nhất trong lịch sử, đã tổ chức một sự kiện ra mắt chiếc đồng hồ thông minh của mình, mà sẽ được bán ra vào tháng tới. Ngoài việc theo dõi thời gian, chiếc đồng hồ này đo nhịp tim và hoạt động của người đeo, xử lý các lệnh bằng giọng nói, đưa ra chú ý về các thư điện tử và các cuộc gọi sắp tới và tạo điều kiện thuận lợi cho các khoản thanh toán ở quầy tính tiền (till). Nói cách khác, nó làm rất nhiều những gì điện thoại thông minh đã làm được, nhưng được đeo trên cổ tay và phải gần với một chiếc iPhone để hoạt động. Vì sao có quá nhiều rì rầm về chiếc đồng hồ này đến vậy?

Do điện thoại thông minh đã tăng sức hấp dẫn trên toàn cầu, mọi người đã bắt đầu tự hỏi xu hướng công nghệ lớn tiếp theo sẽ là gì. Nhiều nhà phân tích đã đặt hy vọng của họ trên các thiết bị đeo (wearable), có chứa các cảm biến nhỏ để theo dõi và hiển thị thông tin. Thể loại này bao gồm mọi thứ từ đồng hồ thông minh như của Apple, đến đai sức khỏe đo lường mô hình giấc ngủ và tập thể dục, đến đôi giày "thông minh" đo khoảng cách, cho tới kính thông minh có thể thực hiện lệnh bằng giọng nói và hiển thị thông tin. Các thiết bị đeo hứa hẹn đo lường dữ liệu cá nhân và tiết kiệm thời gian: một cái liếc về cổ tay để xem các chú ý mất ít giây hơn so với việc lấy ra một chiếc điện thoại. Các công ty trong các ngành công nghiệp khác, từ khai thác mỏ đến hàng không, cũng thận trọng thử nghiệm xem các thiết bị đeo có thể giúp cải thiện hiệu quả hay dịch vụ khách hàng.

Tuy nhiên, trong khi số lượng các thiết bị đeo đã gia tăng, người tiêu dùng vẫn có xu hướng đam mê các hoạt động trí não (geek) và thích (fiend) thể dục. Năm ngoái, khoảng 21 triệu thiết bị đeo đã được bán, hầu hết là đồ được đeo ở cổ tay, theo công ty nghiên cứu IDC. Thiết bị đeo đã không trở thành dòng chính vì ba lý do chính. Thứ nhất, nhiều trong số chúng không thể hoạt động mà không có một chiếc điện thoại thông minh bên cạnh, làm hạn chế sức hấp dẫn. Người tiêu dùng đã phải theo dõi đủ nhiều thiết bị và không muốn thêm một thứ khác. Thứ hai, chúng chưa được coi là 'cool'. Google Glass, một cặp kính "thông minh" do hãng tìm kiếm này sản xuất, được thiết kế vụng về (clunky) đến mức ngay cả các người mẫu thời trang cũng không thể khiến chúng trông đẹp hơn. Thứ ba, chưa có một "ứng dụng sát thủ" để chứng minh tính hữu dụng của chúng trong cuộc sống hàng ngày của mọi người. Các kỹ sư công nghệ tưởng tượng một tương lai khi các thiết bị đeo sẽ hoạt động như bộ thẩm tra danh tính cá nhân, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thanh toán, mở khóa nhà và cửa xe hơi và theo dõi hoạt động và sức khỏe của mọi người. Tuy nhiên, tương lai đó còn nhiều năm nữa (mới thành hiện thực).

Apple có một kỷ lục thúc đẩy các công nghệ hiện có thành dòng chính, bao gồm các máy tính Macintosh, iPod, iPhone và iPad. Điều này giúp giải thích vì sao mọi người rất quan tâm đến chiếc đồng hồ của Apple. Nếu sản phẩm mới của công ty này đủ hấp dẫn (enticing), nó có thể công nhận giá trị toàn bộ công nghệ này. Apple có đủ người hâm mộ trung thành để có thể bán hàng triệu chiếc đồng hồ trong năm nay. Nhưng tiện ích của thiết bị đeo dành cho người tiêu dùng đại chúng vẫn chưa rõ ràng. Trong khi đó, các công ty và các nhà phát triển phần mềm sẽ cần phải đầu tư nhiều thời gian và nguồn lực hơn nữa trong việc thiết kế các ứng dụng mới mà sẽ đặt "wear" vào các wearables.

Sơn Phạm
The Economist

Tags: economics

Post a Comment

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc