'Nới lỏng định lượng' là gì?

Photo courtesy epSos .de.

Ngày hôm nay, Ngân hàng Trung ương châu Âu ra mắt chính sách nới lỏng định lượng (quantitative easing - QE) được chờ đợi từ lâu, đó là bổ sung thêm nhiều khoản nợ công vào trong danh sách mua sắm (từ trước đến nay đã mua nợ tư nhân). Số lượng mua vào hàng tháng sẽ tăng từ khoảng 13 tỷ euro (14 tỉ usd) đến 60 tỷ euro cho tới ít nhất là tháng 9 năm 2016. Ngân hàng Trung ương châu Âu chỉ là ngân hàng trung ương mới nhất gia nhập đội ngũ (jump on board the QE bandwagon) sử dụng biện pháp (nới lỏng định lượng) này. Hầu hết các ngân hàng trung ương ở các nước giàu bắt đầu in tiền để mua tài sản trong thời kỳ Tổng Suy trầm, và một số ít, như Ngân hàng Trung ương Nhật Bản, vẫn còn đang áp dụng. Nhưng chính xác nới lỏng định lượng là gì, và nó được dự định sẽ hoạt động như nào?

Các ngân hàng trung ương có trách nhiệm giữ lạm phát trong tầm kiểm soát (keep inflation in check). Trước cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008-09, họ quản lý điều đó bằng cách điều chỉnh lãi suất mà các ngân hàng vay qua đêm. Nếu các doanh nghiệp cảm thấy lo lắng về tương lai và thu hẹp quy mô đầu tư, các ngân hàng trung ương sẽ giảm lãi suất qua đêm. Điều đó sẽ làm giảm chi phí huy động của các ngân hàng và khuyến khích họ cho vay nhiều hơn, giữ cho nền kinh tế không rơi vào suy thoái. Ngược lại, nếu tín dụng và chi tiêu dần vượt khỏi tầm kiểm soát (out of hand) và lạm phát đang gia tăng, các ngân hàng trung ương sẽ tăng lãi suất. Khi khủng hoảng xảy ra, các ngân hàng trung ương lớn như Cục Dự trữ Liên bang Mỹ và Ngân hàng Trung ương Anh cắt giảm lãi suất qua đêm của họ để thúc đẩy nền kinh tế. Nhưng kể cả cắt giảm lãi suất xa tới mức, gần như bằng không, vẫn không châm ngòi (spark) phục hồi. Do đó các ngân hàng trung ương bắt đầu thử nghiệm những công cụ khác để khuyến khích các ngân hàng bơm tiền vào nền kinh tế. Một trong số đó là nới lỏng định lượng.

Để thực hiện nới lỏng định lượng, các ngân hàng trung ương tạo ra tiền bằng cách mua vào chứng khoán, chẳng hạn như trái phiếu chính phủ, từ các ngân hàng, bằng tiền mặt điện tử mà trước đây không có. Lượng tiền mới làm tăng (swell) quy mô của dự trữ ngân hàng trong nền kinh tế bằng số lượng tài sản được mua - vì thế có tên nới lỏng "định lượng". Giống như giảm lãi suất, nới lỏng định lượng nhằm kích thích nền kinh tế bằng cách khuyến khích các ngân hàng cho vay nhiều hơn. Ý tưởng là các ngân hàng có tiền mới và mua tài sản để thay thế cho những tài khoản mà họ đã bán cho các ngân hàng trung ương. Điều này sẽ làm tăng giá chứng khoán và giảm lãi suất, từ đó làm tăng đầu tư. Hôm nay, lãi suất trên tất cả mọi giấy tờ từ trái phiếu chính phủ đến các khoản thế chấp cho tới nợ công ty đều có lẽ thấp hơn so với nếu không có nới lỏng định lượng. Nếu nới lỏng định lượng thuyết phục các thị trường rằng ngân hàng trung ương nghiêm túc về cuộc chiến chống giảm phát hay tỷ lệ thất nghiệp cao, thì nó cũng có thể thúc đẩy hoạt động kinh tế thông qua việc tăng niềm tin (của nhà đầu tư/người tiêu dùng...). Nhiều vòng nới lỏng định lượng ở nước Mỹ đã tăng quy mô bảng cân đối của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ - giá trị các tài sản nó nắm giữ - từ ít hơn 1 ngàn tỷ usd năm 2007 lên tới hơn 4 ngàn tỷ usd ở thời điểm hiện tại.

Tuy nhiên, vẫn có những hoài nghi (the jury is still out on) về nới lỏng định lượng. Các nghiên cứu cho thấy nó thực sự có tăng các hoạt động kinh tế một chút. Nhưng một số người lo ngại rằng "cơn thác lũ" tiền mặt đã khuyến khích những hành vi tài chính thiếu thận trọng và hướng "vòi rồng" phun số tiền này sang các nền kinh tế đang nổi mà không thể quản lý số tiền đó. Những người khác lo sợ rằng khi ngân hàng trung ương bán tài sản mà họ đã tích lũy, lãi suất sẽ tăng lên và vì thế bóp nghẹt (chock off) sự phục hồi (kinh tế). Mùa xuân năm ngoái, khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ lần đầu tiên đưa ra bàn (moot) ý tưởng "vuốt nhọn" (tapering: giảm dần số lượng (tài sản mua vào)), lãi suất trên toàn thế giới đã tăng và các thị trường loạng choạng. Và, những người khác cũng nghi ngờ rằng các ngân hàng trung ương có khả năng giữ lạm phát trong tầm kiểm soát nếu số tiền họ đã tạo ra bắt đầu lưu hành nhanh chóng hơn. Các ngân hàng trung ương đã thận trọng trong việc sử dụng nới lỏng định lượng hơn so với việc cắt giảm lãi suất, do đó phần nào giải thích sự phục hồi chậm chạp ở một số nước. Ít nhất một số ngân hàng trung ương đang thử nghiệm với các giải pháp kích thích (kinh tế) thay thế, chẳng hạn như cam kết giữ lãi suất qua đêm ở mức thấp trong một thời gian rất dài, cách tốt hơn để giảm (scale back) sự phụ thuộc vào nới lỏng định lượng.

Sơn Phạm
The Economist

Tags: economics

Post a Comment

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc