Những bệnh zoonotic là gì, và ngăn chặn chúng như thế nào?

Photo courtesy Alastair Rae.

Các mầm bệnh (pathogen) mới ở người xuất hiện theo hai cách. Chúng có thể phát triển từ những bệnh cũ, hoặc có thể nhảy sang con người từ những loài khác. Cách thứ hai phổ biến hơn. Nhiễm bệnh theo cách này được gọi là bệnh truyền từ động vật sang người, hay zoonosis. Đây dường như là đường đi của cơn sốt Ebola, dịch bùng phát mới nhất mà khiến hơn 10.000 người thiệt mạng.

Ebola đang bị nghi ngờ là xuất phát từ loài dơi, dù vẫn chưa được chứng minh. Dơi cũng có vẻ như là nguồn gốc của MERS, một căn bệnh do virus gây ra xuất hiện vào năm 2012 ở Trung Đông, và SARS, một virus khác, bùng phát trên thế giới xuất phát từ miền nam Trung Hoa vào cuối năm 2002. Trong khi đó, HIV xuất phát từ những động vật linh trưởng khác. Phiên bản đại dịch, HIV1, từng là một virus từ loài tinh tinh. HIV2, chủ yếu ở Tây Phi, xuất phát từ khỉ châu Phi (sooty mangabey). Một số bệnh cũ hơn ở người cũng đang liên tục bổ sung từ động vật. Bệnh cúm là một bệnh nhiễm trùng ở lợn và gia cầm mà sau đó lây sang người. Từ góc nhìn của con virus, không phải mọi sự giao chéo như vậy đều thành công :). HIV1, được nghiên cứu kỹ lưỡng, đã nhiều lần lây sang con người nhưng đều mất dần (peter out), trước khi một chủng của nó đã may mắn. Nhưng chỉ cần một chủng có bước nhảy thành công mà những rắc rối bắt đầu.

Các bệnh truyền từ động vật sang người đặc biệt dễ phát triển khi con người và động vật sống gần nhau. Một lý do miền nam Trung Hoa thường xuất hiện các bệnh này (SARS không phải duy nhất; rất nhiều bệnh cúm cũng bắt đầu ở đó) là do khu vực có rất nhiều những trang trại nhỏ, trong đó nhiều loài động vật sống ở các khu gần nhau và gần với con người . Những tác nhân gây bệnh giao chéo liên tục giữa các loài ở đó khiến nhiều khả năng là một trong chúng sẽ xuất hiện mà có thể phát triển mạnh ở người. Nông nghiệp không phải kiểu gần gũi duy nhất có thể phát triển bệnh từ động vật. HIV1 bị nghi là đã bắt đầu do một người thợ săn giết một con tinh tinh trong rừng. Trong bối cảnh này, sự phát quang rừng rộng rãi, hiện là một vấn đề môi trường nghiêm trọng ở nhiều nước nghèo, khiến cho nhiều người ở vào môi trường sống mà trước đây họ có thể chưa từng đến. Điều này, đến lượt nó, bị nghi ngờ làm gia tăng số lượng bệnh từ động vật.

Tất cả điều này cho thấy giám sát bệnh, mà hiện mới tập trung ở người, cần phải được mở rộng để nhìn vào cả động vật nữa. Điều đó đang được bắt đầu. Đặc biệt, một nhóm gọi là Global Viral, trụ sở ở San Francisco, đang xây dựng một mạng lưới các nhà điều tra ở nhiều nước nhiệt đới đang theo dõi các dấu hiệu của sự giao chéo bằng cách giám sát cả động vật và con người. Như ví dụ về HIV cho thấy, không phải tất cả chuyển giao của một mầm bệnh từ động vật đến con người sẽ dẫn đến một đại dịch. Nhưng, như trong tất cả các trận đánh, cảnh báo trước chính là vũ trang phòng bị trước (forewarned is forearmed).

Thành Đạt
The Economist

Tags: economics

Post a Comment

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc