"Academic narcissism" nghĩa là gì?

shared from fb Nguyễn Tuấn.
-----
Những danh xưng kiểu “Who is Who” (có nhiều loại này lắm) chẳng có giá trị học thuật gì cả. Nó chỉ là một sản phẩm của bọn buôn danh bán tước. Những khách hàng của các công ti này thường là những người hoặc là chưa am hiểu khoa học, hoặc là bất tài nhưng hám danh, hoặc cả hai.

Trong khoa học, người ta gọi đó là “academics' narcissism.” Chúng ta biết rằng Narcissus là một nhân vật thần thoại Hi Lạp, người cảm thấy yêu mến cái hình ảnh của chính anh ta. Anh ta thích soi mình trong cái hồ nước để thấy mình … đẹp trai. Ngày nay, narcissism được xem là một hội chứng rối loạn nhân cách. Người có hội chứng academics' narcissism thường thấy mình rất vĩ đại, rất quan trọng, lừng danh thế giới, có tài kinh bang tế thế, và mỗi lời mình nói ra là wisdom cho thiên hạ noi theo. Họ thích được xưng tụng, và không ngần ngại tự mình ca ngợi mình. Đây là loại người rất lí tưởng cho các công ti buôn danh bán tước như Who is Who. Báo chí Mĩ đã nhiều lần cảnh báo những thương vụ này, nhưng các công ti này vẫn có thị trường, chủ yếu là từ giới academics' narcissism. Có báo còn chơi chữ một cách mỉa mai là "The Hall of Lame" thì đủ biết nó dỏm như thế nào!

Nói một cách ngắn gọn đó chỉ là một mánh khóe làm tiền rất hay của một số công ti bên Mĩ. Họ hiểu được và khai thác triệt để tâm lí của giới trẻ mới vào khoa học (muốn lưu danh hậu thế) để làm tiền. Hằng năm, mấy công ti này truy tìm trong các tập san khoa học để tìm các tác giả mới xuất hiện. Họ thừa biết đây là những nghiên cứu sinh đang làm tiến sĩ hay thạc sĩ, và chưa có kinh nghiệm nên dễ bị gạt. Khi thấy có tên tác giả mới, họ bèn gửi một lá thư cho tác giả, thường có nội dung đại khái như "Chúng tôi hân hạnh báo tin cho bạn biết rằng bạn đã được một hội đồng khoa học bình chọn làm nhân vật xuất sắc trong năm qua đóng góp của bạn cho ngành XYZ. Chúng tôi xin thành thật chúc mừng bạn. Để vinh danh bạn, chúng tôi muốn đưa tiểu sử bạn vào kỉ yếu ABC. blah blah blah ...." Nếu đương sự ok, họ làm thủ tục gọn nhẹ. Xong xuôi đâu đó, họ không quên gửi một invoice. Thông thường, người có tên trong sách phải trả họ khoảng 300 hay 500 USD và họ gửi cho một cuốn sách dày cộm. Nhưng nếu năm sau không trả tiền cho họ thì họ sẽ loại tên ra khỏi sách...

Tags: columnist

Post a Comment

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc