Bao nhiêu người di cư đến châu Âu là những người tị nạn?

Migrants clamber onto a train at Gevgelija train station in Macedonia, close to the border with Greece, July 30, 2015. Photo courtesy Freedom House.

Viktor Orbán, Thủ tướng Hungary, cho biết "phần đông đa số" người di cư đến châu Âu không phải những người tị nạn mà chỉ là tìm kiếm một cuộc sống tốt hơn. Robert Fico, người đồng nhiệm Slovak của ông, nói rằng tới 95% số người nhập cư là vì lí do kinh tế. Sự khác biệt này quan trọng, vì theo Công ước 1951 về người tị nạn và một loạt các luật của Liên minh châu Âu, các nước châu Âu phải cung cấp nơi trú ngụ hoặc các loại bảo hộ khác cho những người xin tị nạn nếu họ chứng minh được mình đang phải chạy trốn khỏi chiến tranh hay ngược đãi. Các nước này không có nghĩa vụ tương tự đối với những người tìm cách cải thiện triển vọng của mình, ngay cả khi điều đó nghĩa là họ bỏ lại những mảnh đời cơ cực. Vì vậy, nếu như ngài Orbán và Fico đúng, cuộc khủng hoảng di cư hiện nay của châu Âu, phần lớn, sẽ dẫn tới vấn đề quản lý biên giới và trả về nước; chứ không phải bố trí lại, hội nhập và những gì liên quan còn lại. Liệu họ nói vậy có đúng không?

Chúng ta hãy nhìn vào những con số. Theo Liên minh châu Âu, trong quý đầu tiên của năm 2015, đã có 7 nước mà công dân của họ có được một "tỷ lệ nhận dạng" - một hình thức bảo vệ trong một nước thuộc Liên minh châu Âu - trên 50% (xem biểu đồ).
Nói đơn giản, công dân của bảy nước này được bảo vệ ở Liên minh châu Âu trong hơn một nửa số lần họ đăng ký. Bao nhiêu trong số những người này đang tới châu Âu? Cao uỷ Liên hợp quốc về Người tị nạn cho biết công dân các nước Syria, Afghanistan và Iraq chiếm tới 9/10 trong số hơn 250 nghìn người di cư được phát hiện đến Hy Lạp trong năm nay. Công dân các nước Eritrea, Somalia và Sudan chiếm 41% trong số 119.500 người đến Ý, và 6% khác đến từ Syria. Nói cách khác, công dân từ các nước được Liên minh châu Âu bảo vệ chiếm tới 75% tổng lượng di cư bất hợp pháp bằng đường biển trong năm nay. Nghiên cứu kĩ hơn những con số này, chúng ta có thể thấy ít nhất 81% những người di cư vào Hy Lạp có thể hi vọng nhận được than phận tị nạn hoặc một số hình thức bảo hộ khác trong Liên minh châu Âu. Con số này là 46% đối với những người di cư vào Ý, vốn từ các nước khác nhau, đa dạng hơn. Nhiều người Nigeria, Bangladesh và Gambia, và nhiều người khác, không nhận được bảo vệ sau khi vượt qua Địa Trung Hải (biểu đồ 2).

Một cách nhìn khác đối với các dữ liệu này như sau: theo đề xuất mới của Ủy ban châu Âu nhằm chuyển 160.000 người tị nạn từ Ý, Hy Lạp và Hungary tới các nước khác thuộc Liên minh châu Âu, chỉ công dân từ các nước có tỷ lệ chấp nhận trên 75% sẽ có đủ điều kiện. Cho đến nay, thì đó là công dân của 3 nước Syria, Eritrea và Iraq. Điều này quan trọng vì chỉ những người này, một khi họ được di dời, sẽ gây rắc rối cho những người như ông Fico. Ông Orbán không may khi phải cai quản một đất nước có nhiều người cố xâm nhập trên con đường di cư từ Hy Lạp đến Đức. Theo số liệu của Cao uỷ Liên hợp quốc về Người tị nạn, ba nhóm này chiếm 62% tổng số người đến bằng đường biển trong năm nay. Chúng ta cũng nên lưu ý rằng 227.169 người Syria, Eritrea và Iraq đã bị phát hiện ở các biên giới của Liên minh châu Âu trong năm nay. Đề xuất của Ủy ban nhằm được thực hiện từ nay đến hai năm tới. Ngay cả khi nó được ban hành, kế hoạch này sẽ giúp đỡ chưa đến một nửa tổng số công dân đủ điều kiện, những người đến được với châu Âu trong khoảng thời gian đó.

Những con số này chỉ thể hiện được người di chuyển đến (hoặc bị phát hiện) bằng đường biển - một số nước Châu Âu, cụ thể là nước Đức, có vấn đề riêng đối với những người tị nạn di chuyển bằng đường bộ từ các nước Balkan như Kosovo, Serbia và Albania, phần lớn trong số họ bị từ chối bảo vệ - và chỉ bao gồm những quyết định "sơ thẩm". Tuy nhiên, những con số trên tít báo ám chỉ phần lớn người di cư bất hợp pháp tới châu Âu sẽ đủ điều kiện để được bảo vệ một khi họ đến nơi. Theo biện hộ của ông Orban, đúng là sự phân biệt về mặt pháp lý giữa những người tị nạn và di dân kinh tế thường không thể hiện được bức tranh động cơ phức tạp khiến người nhập cư thực hiện hành trình lịch sử của họ. Chiến tranh có thể là chất xúc tác cho một cuộc hành trình mà những người tị nạn sau đó sẽ tìm cách đạt được nhiều lợi ích kinh tế nhất có thể. Nhưng trong việc giải quyết số lượng lớn những người di cư, mà theo dữ liệu cho thấy, đã bỏ trốn khỏi các nước bị ảnh hưởng bởi chiến tranh hoặc sự thất thường của chế độ độc tài, các chính trị gia châu Âu nên cố gắng có một cách tiếp cận thoáng hơn.

Đoàn Khải
The Economist


Tags: economics

4 Comments

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc